Cho 180 gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 180 gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 2,40

  • Câu B. 2,16 Đáp án đúng

  • Câu C. 1,08

  • Câu D. 1,20

Giải thích:

nGlucozơ =  (180.1%) : 180 = 0,01 mol

Glucozơ → 2Ag

0,01 → 0,02 mol

⟹ mAg = 0,02.108 = 2,16 gam

Đáp án B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thế nào là anđehit? Viết công thức cấu tạo của các anđehit có công thức phân tử C4H8O và gọi tên chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là anđehit? Viết công thức cấu tạo của các anđehit có công thức phân tử C4H8O và gọi tên chúng.


Đáp án:

- Định nghĩa anđehit: Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon(1) hoặc nguyên tử hiđro.

((1): Nguyên tử cacbon này có thể của gốc hiđrocacbon hoặc của nhóm -CHO khác.)

- CTCT của anđehit có công thức phân tử C4H8O

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). Tìm CTPT của amin
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). Tìm CTPT của amin


Đáp án:

    Đặt X là CxHyN

    nC = nCO2 = 5,376/22,4 = 0,24 mol.

    nH = 2 × nH2O = 2 × 7,56/18 = 0,84 mol.

    nN = 2 × nN2 = 2 × 1,344/22,4 = 0,12 mol.

    Ta có x: y: 1 = 0,24: 0,84: 0,12 = 2: 7: 1

=> C2H7N.

Xem đáp án và giải thích
Hãy xác định phản ứng nào sau đây xảy ra ở catot trong quá trình điện phân? a. Cu2+(dd) + 2e → Cu(r) b. Cu(r) → Cu2+(dd) + 2e c. 2H2O + 2e → H2 +2OH-(dd) d. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e e. 2Br-(dd) → Br2(dd) + 2e
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định phản ứng nào sau đây xảy ra ở catot trong quá trình điện phân?

a. Cu2+(dd) + 2e → Cu(r)

b. Cu(r) → Cu2+(dd) + 2e

c. 2H2O + 2e → H2 +2OH-(dd)

d. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e

e. 2Br-(dd) → Br2(dd) + 2e


Đáp án:

– Catot( cực âm) là nơi xảy ra sự khử, các cation và phân tử nhận electron ở đây.

⇒ Phản ứng a, c đều xảy ra ở catot

Xem đáp án và giải thích
Chọn dự đoán đúng trong hai dự đoán sau: - Bồ kết có tác dụng giặt rửa vì trong đó có chất oxi hóa mạnh hoặc khử mạnh - Bồ kết có tác dụng giặt rửa vì trong đó có những chất có cấu tạo kiểu “đầu phân cực” gắn với "đuôi không phân cực" giống như "phân tử xà phòng". Em hãy lấy nước bồ kết, nước xà phòng và nước Giaven. Nhúng vào mỗi loại nước đó một mẩu giấy màu hoặc một cánh hoa hồng để quan sát. Sau đó cho vào một giọt dầu ăn, lắc kĩ rồi quan sát. Kết quả thí nghiệm này sẽ giúp các em lựa chọn dự đoán đúng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chọn dự đoán đúng trong hai dự đoán sau:

- Bồ kết có tác dụng giặt rửa vì trong đó có chất oxi hóa mạnh hoặc khử mạnh

- Bồ kết có tác dụng giặt rửa vì trong đó có những chất có cấu tạo kiểu “đầu phân cực” gắn với "đuôi không phân cực" giống như "phân tử xà phòng".

Em hãy lấy nước bồ kết, nước xà phòng và nước Giaven. Nhúng vào mỗi loại nước đó một mẩu giấy màu hoặc một cánh hoa hồng để quan sát. Sau đó cho vào một giọt dầu ăn, lắc kĩ rồi quan sát. Kết quả thí nghiệm này sẽ giúp các em lựa chọn dự đoán đúng


Đáp án:

Dự đoán thứ 2 đúng

- Cho một mẩu giấy màu hoặc một cánh hoa hồng vào nước Giaven thì xảy ra hiện tượng tẩy màu (biến thành màu trắng), do phản ứng hóa học. Còn khi cho một mẩu giấy màu hoặc một cánh hoa hồng vào nước xà phòng hay nước xà phòng thì không bị mất màu

- Khi cho thêm một giọt dầu ăn vào nước bồ kết hay nước xà phòng thì giọt dầu ăn tan ra (bị phân tán vào nước) do đầu kị nước (ưa dầu mỡ) của phân tử các chất này bám vào. Nhưng khi cho giọt dầu ăn vào nước Giaven thì giọt dầu ăn không bị phân tán

Xem đáp án và giải thích
Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. a) Tính nguyên tử khối. b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.

a) Tính nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.


Đáp án:

a)Tính nguyên tử khối.

Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có: Z + N + E = 28

Vì Z = E nên suy ra: 2Z + N = 28.(1)

Các nguyên tử có Z < 83. Mặt khác

→ Z ≤ N ≤ 1,5Z

Từ (1) ⇒ Z < 28 - 2Z < 1,5Z

⇔ 3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33

Z nguyên dương nên chọn Z = 8 và 9.

A = Z + N

Z 8 9
N 12 10

Nếu Z = 8 → A = 20 (loại vì nguyên tố có Z = 8 thì A = 16).

Nếu Z = 9 → A = 19 chấp nhận vì nguyên tố có Z = 9 thì A = 19.

b) Nguyên tố thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng:

Cấu hình electron: 1s22s22p5.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…