Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:
a) Bị nhiệt phân huỷ?
b) Tác dụng được với dung dịch H2SO4?
a) Bazơ bị nhiệt phân huỷ: Fe(OH)3, Mg(OH)2
b) Tác dụng được với dd H2SO4: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.
Hãy giải thích vì sao kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp và năng lượng ion hóa I1 thấp.
Kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là kiểu mạng không đặc khít (độ đặc khít 68%) nên có khối lượng riêng nhỏ.
- Liên kết trong mạng tinh thể lập phương tâm khối cũng kém bền vững nên kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Lớp eletron ngoài cùng chỉ có 1 electron nằm ở phân lớp s( cấu hình ns-1), electron này ở xa hạt nhân nguyên tử nhất nên rất dễ nhường đi ⇒ kim loại kiềm có năng lượng ion hóa thứ nhất I1 nhất
Xà phòng hóa 3,52 gam este X được tạo ra từ axit đơn chức và ancol đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ được muối Y và ancol Z. Nung nóng Y với oxi thu được 2,12 gam muối natri cacbonat, khí CO2 và hơi nước. Ancol Z được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được khí H2 có số mol bằng nửa số mol ancol phản ứng và 1,36 gam muối. Phần 2 cho tác dụng với CuO dư, nung nóng được chất hữu cơ T có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu của X là
nX = nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,04 => MX = 88 => C4H8O2
Ancol là ROH, số mol trong mỗi phần là 0,02
mRONa = 0,02.(R+39) = 1,39 => R = 29 => X: CH3COOC2H5
Cation X2+ có tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) bằng 80, trong đó tỉ lệ số hạt electron so với số hạt nơtron là 4/5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là gì?
Cation X2+ có số hạt proton là X, số hạt nơtron là N và số electron là (Z - 2)
Ta có Z + N + (Z - 2) = 80 , (Z-2)/N = 4/5
⇒ Z = 26, N = 30
Cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d64s2
X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB.
Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
Câu A. 3,84.
Câu B. 2,32.
Câu C. 1,68.
Câu D. 0,64.
Điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu dưới đây :
Những chất tan trong nước phân li ra ion là....(1)......Những chất tan trong nước không phân li ra ion được gọi là....(2)......Quá trình phân li các chất trong nước thành ion được gọi là....(3)......Liên kết hóa học trong chất điện li liên kết....(4)......hoặc liên kết....(5)......Liên kết hóa học trong chất không điện li là liên kết....(6)......hoặc liên kết....(7)......
(1) chất điện li ; (2) chất không điện li ; (3) sự điện li ; (4) ion ; (5) cộng hóa trị phân cực mạnh ; (6) cộng hóa trị không phân cực ; (7) cộng hóa trị phân cực yếu ( các cụm từ (6) và (7) có thể đổi chỗ cho nhau).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet