Cho 13,8 gam glixerol phản ứng hoàn toàn với axit hữu cơ đơn chức B, chỉ thu được chất hữu cơ E có khối lượng bằng 1,18 lần khối lượng của glixerol ban đầu; hiệu suất phản ứng là 73,35%. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với E ?
Trước hết phải tìm nhanh ra CTPT của E.
Ta có: mE = 1,18. 13,8 = 16,284 gam.
Có hiệu suất nên số mol glixerol phản ứng là: (13,8.0,735) : 92 = 0,11025 mol
(số mol E luôn bằng số mol glixerol phản ứng ).
=> M(E) = 16,284 : nE = 16,284 : 0,11025 = 148
Vậy CTPT của E là: C5H8O5.
- TH1: E là este 2 lần axit HCOOH của glixerol ( còn 1 nhóm -OH ancol).
Gọi gốc HCOO- là 1; HO- là 0 và C3H5- là gốc R thì ta có 2 CTCT thỏa mãn là: R-101 và R-110.
- TH2: E là este 1 lần axit C3H6O2 và còn 2 nhóm HO-
Tương tự, gọi gốc axit là 1, HO- là 0 và C3H5 là R ta có các CTCT là: R-100 và R-010.
Như vậy, tổng tất cả có 4 CTCT thỏa mãn phù hợp với E.
Câu A. 50,91%
Câu B. 76,36%
Câu C. 25,45%
Câu D. 12,73%
Đun nóng dung dịch chứa 18 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ với một lượng dư Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tới khi phản ứng hoàn toàn tạo thành m gam kết tủa Cu2O. Giá trị của m?
Nhận thấy glucozơ và fructozơ đều phản ứng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
⇒ nglucozơ + nfructozơ = nCu2O ⇒ nCu2O = 18: 180 = 0,1 mol ⇒ mCu2O = 14,4 gam.
Câu A. 4
Câu B. 3
Câu C. 6
Câu D. 5
Cho vào ống nghiệm khô khoảng 4 : 5 gam hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Dẫn khí sinh ra lần lượt vào các ống nghiệm đựng : dung dịch brom, dung dịch thuốc tím. Hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm đựng dung dịch brom và dung dịch thuốc tím là gì?
Cho vào ống nghiệm khô khoảng 4 : 5 gam hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Dẫn khí sinh ra lần lượt vào các ống nghiệm đựng : dung dịch brom, dung dịch thuốc tím. Hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm đựng dung dịch brom và dung dịch thuốc tím là dung dịch brom và dung dịch thuốc tím đều không nhạt màu.
a) Phản ứng trùng hợp là gì? Hệ số trùng hợp là gì? Cho ví dụ.
b) Viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monomer, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poliisobutilen nếu hệ số trùng hợp trung bình của nó là 15000.
a)
– Trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).
- Hệ số trùng hợp là số mắt xích monomer hợp thành phân tử polime. Polime là một hỗn hợp các phân tử với hệ số polime hóa không hoàn toàn như nhau. Vì vậy người ta chỉ khối lượng phân tử trung bình của polime và dùng hệ số polime hóa trung bình.
b)
Monomer: CH2=C(CH3 )2
Mắt xích: -CH2-C(CH3 )2-
M = 15000.56 = 840000 đvC.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB