Cho 12,8 gam kim loại A hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu muối B. Hòa tan B vào nước thu được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt là 12,0 gam, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của kim loại B trong dung dịch C.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 12,8 gam kim loại A hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu muối B. Hòa tan B vào nước thu được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt là 12,0 gam, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của kim loại B trong dung dịch C.


Đáp án:

số mol FeCl2 là n = 0,25 . 0,4 = 0,1 (mol)

gọi x là số mol Fe phản ứng

khối lượng kim loại tăng là Δm = mA - mFe = Ax – 56x = 0,8

x = 0,1 → A.0,1 – 56.0,1 = 0,8 → A = 64. A là Cu

số mol Cu là nCu = 12,8/64 = 0,2 (mol)

số mol CuCl2 → n(CuCl2) = nCu = 0,2 (mol)

nồng độ mol/l CuCl2 là C(M(CuCl2)) = 0,2/0,4 = 0,5 M

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy lấy thí dụ để chứng tỏ rằng số lượng đồng phân của anken nhiều hơn của ankan có cùng số nguyên tử C và lí giải vì sao như vậy?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy lấy thí dụ để chứng tỏ rằng số lượng đồng phân của anken nhiều hơn của ankan có cùng số nguyên tử C và lí giải vì sao như vậy?


Đáp án:

 Anken có số lượng đồng phân nhiều hơn ankan có cùng số nguyên tử cacbon vì ngoài đồng phân mạch cacbon các anken còn có đồng phân vị trí liên kết đôi , đồng phân cis-trans.

Ví dụ: C4H10 có hai đồng phân

CH3-CH2-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH3

C4H8 có bốn đồng phân:

CH2=CH-CH2-CH3

CH3-CH=CH-CH3

CH2=C(CH3)2 và CH3-CH=CH-CH3 có đồng phân cis-trans.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong khí oxi thu được ZnO. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Tính khối lượng ZnO thu được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong khí oxi thu được ZnO.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?


Đáp án:

a) Phương trình hóa học: 2Zn + O2 --t0--> 2ZnO (1)

b) Số mol Zn tham gia phản ứng là: nZn =0,2 mol

Theo phương trình (1) ta có:

2 mol Zn tham gia phản ứng thu được 2 mol ZnO

Vậy 0,2 mol Zn tham gia phản ứng thu được 0,2 mol ZnO

Khối lượng ZnO thu được là: mZnO = nZnO. MZnO = 0,2.(65+16) = 16,2 gam.

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 18,75 gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18,75 gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

H2NCH2COOH + KOH →H2NCH2COOK + H2O

0,25 →                                         0,25

=> m muối = 0,25 x 113 = 28,25 gam

Xem đáp án và giải thích
Xác định trường hợp sắt không bị ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mòn điện hóa thì trong cặp nào sắt không bị ăn mòn :


Đáp án:
  • Câu A. Fe-Sn

  • Câu B. Fe-Zn

  • Câu C. Fe-Cu

  • Câu D. Fe-Pb

Xem đáp án và giải thích
Trong một dung dịch CH3COOH, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 3.10-3M và nồng độ CH3COOH bằng 3,97.10-1M. Tính nồng độ mol ban đầu của CH3COOH.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Trong một dung dịch CH3COOH, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 3.10-3M và nồng độ CH3COOH bằng 3,97.10-1M. Tính nồng độ mol ban đầu của CH3COOH.



Đáp án:

Gọi C là nồng độ moi ban đầu của CH3COOH, ta có :

(C - 3.10-3)M         3.10-3M         3.10-3M

C - 3.10-3 = 3,97.10-1 = 397.10-3 

C = 397.10-3 + 3.10-3 = 400.10-3

 C = 0,4M.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…