Dẫn khí H2S vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4, nhận thấy màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng. Hãy: a) Giải thích hiện tượng quan sát được. b) Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng. c) Cho biết vai trò của các chất phản ứng H2S và KMnO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn khí H2S vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4, nhận thấy màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng. Hãy:

a) Giải thích hiện tượng quan sát được.

b) Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng.

c) Cho biết vai trò của các chất phản ứng H2S và KMnO4.


Đáp án:

a) Giải thích hiện tượng:

- Dung dịch mất màu do KMnO4(màu tím) sau phản ứng bị khử thành MnSO4 (không màu).

- Vẩn đục màu do H2S bị oxi hóa tạo lưu huỳnh không tan trong nước có màu vàng.

b) Phản ứng hóa học:

5H2S    +      2KMnO4        +    3H2SO4      ---> 2MnSO4      +    K2SO4  + 5S  + 8H2O

c) Vai trò các chất: H2S: Chất khử; KMnO4: Chất oxi hóa.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài thực hành 3: Dãy điện hóa của kim loại. Điều chế kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 3: Dãy điện hóa của kim loại. Điều chế kim loại


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Suất điện động của các pin điện hóa Zn - Cu và Zn - Pb

a) Pin điện hóa Zn - Cu

- Tiến hành TN:

    + Lắp pin điện hóa theo sơ đồ hình 5.3

    + Nhúng lá Zn vào cốc đựng dd ZnSO4 1M, nhúng lá Cu vào cốc đựng dd CuSO4 1M

    + Nối 2 dd muối trong 2 cốc bằng cầu nối đựng dd NH4NO3  

    + Nối 2 điện cực với vôn kế, điện cực Zn ở bên trái và điện cực Cu ở bên phải

- Số liệu: Suất điện động của pin điện hóa Zn-Cu đo được là 1,1V

b) Pin điện hóa Zn - Pb -

Tiến hành TN:

    + Lắp pin điện hóa Zn - Pb tương tự như sơ đồ của pin điện hóa Zn - Cu

    + Nhúng lá Zn vào cốc đựng dd ZnSO4 1M, nhúng lá Cu vào cốc đựng dd Pb(NO3) 1M

    + Nối 2 dd muối trong 2 cốc bằng cầu nối đựng dd NH4NO3

    + Nối 2 điện cực với vôn kế, điện cực Zn ở bên trái và điện cực Pb ở bên phải

- Số liệu: Suất điện động của pin điện hóa Zn - Pb đo được là 0,63V

⇒ Suất điện động của pin điện hóa Zn - Cu lớn hơn của pin điện hóa Zn-Pb

Thí nghiệm 2: Điện phân dung dịch CuSO4, các điện cực bằng graphit

- Tiến hành TN:

    + Lắp dụng cụ điện phân dd CuSO4 như hình sau:

+ Điều chỉnh dòng điện đi qua vào dung dịch

- Hiện tượng:

    + Ở cực (-) xuất hiện kim loại màu đỏ bám trên catot

    + Ở cực (+) xuất hiện bọt khí

- Giải thích: Khi có dòng điện:

    + Ở cực (+) xảy ra sự oxi hóa H2O sinh ra khí O2

    + Ở cực (-) xảy ra sự khử Cu2+ thành Cu

 

 

Xem đáp án và giải thích
Tìm câu sai.
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tìm câu sai.


Đáp án:
  • Câu A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử.

  • Câu B. Trong mạng tinh thể nguyên tử, các nguyên tử được phân bố luân phiên đều đặn theo một trật tự nhất định.

  • Câu C. Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu.

  • Câu D. Tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.

Xem đáp án và giải thích
Để phản ứng hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M khối lượng hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 cần dùng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để phản ứng hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M khối lượng hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 cần dùng bao nhiêu?


Đáp án:

nHCl = 0,2 và nFeCl3 = 0,32

⇒ nAmin = nCl- = 1,16 mol

⇒ mAmin = 1,16.17,25.2 = 40,02 g

Xem đáp án và giải thích
Cho các thí nghiệm sau: (1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3; (2) H2S vào dung dịch CuSO4; (3) KI vào dung dịch FeCl3; (4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3; (5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2; (6) CuS vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm xảy phản ứng là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các thí nghiệm sau:

(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;

(2) H2S vào dung dịch CuSO4;

(3) KI vào dung dịch FeCl3;

(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;

(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2;

(6) CuS vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm xảy phản ứng là


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 6

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?


Đáp án:

 Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…