Cho 11,6 gam hỗn hợp gồm oxit và muối cacbonat của kim loại kiềm R. Hòa tan hết hỗn hợp trên cần vừa đủ 0,2 mol HCl. Kim loại R là kim loại gì?
R2O (x mol); R2CO3 (y mol)
⇒ (2R + 16).x + (2R + 60).y = 11,6 (1)
nHCl = 2nR2O + 2nR2CO3 = 0,2 ⇒ x + y = 0,1 mol (2)
Từ (1)(2) ⇒ 2R + 16 < 11,6/0,1 < 2R + 60
⇒ 28 < R < 50 ⇒ R = 39 (Kali)
Dựa vào hình 2.14, hãy mô tả thì nghiệm về khả năng bốc cháy khác nhau của photpho trắng và photpho đỏ, cho biết dạng hình thu hình nào của photpho hoạt động hơn.
Khả năng bốc cháy của photpho trắng dễ hơn photpho đỏ.
P trắng bốc cháy ở to > 40o trong không khí, P đỏ bốc cháy ở to > 250o C
P trắng hoạt động mạnh hơn P đỏ.
Một mẫu khí thải ra được cho qua dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do khí thải có
Câu A. SO2
Câu B. H2S
Câu C. CO2
Câu D. NO2
Trình bày nguyên tắc phép đo pemanganat xác định nồng độ của:
a. Dung dịch FeSO4
b. Dung dịch H2O2.
Nguyên tắc: Dùng dung dịch chuẩn KMnO4 (có màu tím hồng) để chuẩn độ các chất khử FeSO4 và H2O2 trong môi trường axit H2SO4 loãng. Phương pháp này không cần chất chỉ thị vì ion Mn2+ không có màu nên khi dư 1 giọt dung dịch chuẩn KMnO4 thì dung dịch đang từ không màu chuyển sang màu hồng rât rõ giúp ta kết thúc chuẩn độ.
MnO4- + 5Fe2+ + 8H+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O
2MnO4- + 5H2O2 + 6H+ → 2Mn2+ + 5O2 + 8H2O
Xét phản ứng : 2NO2 (k) ⇆ N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy hiện tượng gì?
Ở nhiệt độ t2 hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 lớn hơn nhiệt độ t1 ⇒ ở nhiệt độ t2 có lượng N2O4 lớn hơn ở nhiệt độ t1. Mà t1 > t2 ⇒ khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (tạo thành N2O4 không màu); khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tạo thành NO2 màu nâu).
Như vậy, ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.
Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng khi nào?
Chiều thuận của phản ứng có tổng số mol khí giảm ⇒ muốn tăng hiệu suất thì tăng áp suất
Chiều thuận của phản ứng là chiều tỏa nhiệt ⇒ tăng hiệu suất thì giảm nhiệt độ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet