Cho 10,4g oxit của một nguyên tố kim loại có hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng tạo thành 15,9g muối. Xác định nguyên tố kim loại.
Gọi M là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại, công thức phân tử của oxit là MO.
Phương trình hoá học của phản ứng:
(M+16)g (M+71)g
10,4g 15,9g
Theo phương trình hoá học trên ta có :
15,9 x (M + 16 ) =10,4 x (M+71)
---> M=88 (Sr)
Nguyên tố kim loại là stronti (Sr)
Sục khí H2S dư vào dung dịch muối có chứa m gam hỗn hợp gồm CuCl2 và FeCl3 lọc tách được 0,3 mol hỗn hợp chất kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch X. Lọc kết tủa nung ngoài không khí được 32 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm m?
FeCl3 + H2S → FeCl2 + S + HCl
→ kết tủa có CuS và S
32 gam chất rắn là Fe2O3 với n = 0,2 mol
→ nS = 0,2 mol → nCuS = 0,1 mol
→ m = 78,5 g
Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là
Dung dịch X chứa Ca2+ ; Na + ; AlO2- (có thể có OH-).
Chất rắn Y là MgO; có thể có Al2O3 dư
X + CO2 dư → Ca(HCO3)2; NaHCO3 và kết tủa là Al(OH)3
a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
Các phản ứng hoá học xảy ra trên hai đĩa cân :
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2
MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + CO2
a) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ nhất :
Số mol các chất tham gia ( 1 ) : nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol bằng số mol HNO3
Số mol các chất tham gia (2) : nMgCO3 = 20/84 ≈ 0,24 mol nhiều hơn số mol HNO3
Như vậy, toàn lượng HNO3 đã tham gia các phản ứng (1) và (2). Mỗi phản ứng đều thoát ra một lượng khí CO2 là 0,1 mol có khối lượng là 44 x 0,1 = 4,4 (gam). Sau khi các phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng.
b) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ hai :
Nếu mỗi cốc có 0,5 mol HNO3 thì lượng axit đã dùng dư, do đó toàn lượng muối CaCO3 và MgCO3 đã tham gia phản ứng :
Phản ứng ( 1 ) : 0,2 mol CaCO3 làm thoát ra 0,2 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,2 = 8,8 (gam).
Phản ứng (2) : 0,24 mol MgCO3 làm thoát ra 0,24 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,24 = 10,56 (gam).
Sau khi các phản ứng kết thúc, hai đĩa cân không còn ở vị trí thăng bằng. Đĩa cân thêm MgCO3 sẽ ở vị trí cao hơn so với đĩa cân thêm CaCO3.
Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Tìm a?
nFeO = 0,5 mol
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
0,5 1
→ a = 1 mol
Hoà tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
Ta có: nH2 = 0,05 mol
--> m = 2,43 + 0,05.96 = 7,23g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet