Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
K = 1,5 → phản ứng tạo hai muối NaHCO3 và Na2CO3
Gọi x, y lần lượt là số mol NaHCO3 và Na2CO3
Theo bài ra ta có hệ
Khối lượng NaHCO3 m = 84.0,5 = 42 (g)
Khối lượng Na2CO3 m = 106.0,5 = 53 (g)
Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là: 42 + 53 = 95 (g)
Tính khối lượng của NaOH có trong 500 ml dung dịch NaOH 0,4M.
Đổi 500 ml = 0,5 lít
Số mol chất tan có trong 500 ml NaOH 0,4M là:
nNaOH = CM.V = 0,4.0,5 = 0,2 mol
Khối lượng NaOH có trong dung dịch là:
mNaOH = 0,2.40 = 8 gam
Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ tím và phenolphtalein trong các khoảng pH khác nhau?
Chất chỉ thị axit –bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.
Màu của quỳ tím trong các khoảng pH khác nhau:
pH | pH ≤ 6 | 6 < pH < 8 | pH ≥ 8 |
Quỳ | Đỏ | Tím | Xanh |
Màu của phenolphtalien trong các khoảng pH khác nhau:
pH | pH < 8,3 | 8,3 ≤ pH ≤ 10 |
Phenolphtalien | Không màu | Hồng |
Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc:
a) 1,5N phân tử oxi + 2,5N phân tử hidro + 0,02N phân tử nito.
b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nito.
c) 6g hidro + 2,2g khí cacbonic + 1,6g khí oxi.
a) mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 .32 = 48 g
mN2 = nN2 . MN2 = 0,02 . 28 = 0,56 g
mH2 = nH2 . MH2 = 2,5 .2 = 5g
Khối lượng hỗn hợp khí:
mhh = mO2 + mH2 + mN2 = 48 + 5 + 0,56 = 53,56(g)
Thể tích của hỗn hợp khí:
Vhh = 22,4.n = 22,4.( 1,5 + 2,5 + 0,02) = 90,048 (l)
b) Tương tự
mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 . 32 = 48g
mCO2 = nCO2 . MCO2 = 1,2 . 44 = 52,8 g
mN2 = nN2 . MN2 = 3. 28 = 84g
Khối lượng hỗn hợp khí:
mhh = mO2 + mCO2 + mN2 = 48 + 52,8 + 84 = 184,8 g
Thể tích của hỗn hợp khí:
Vhh = 22,4.n = 22,4.(1,5 + 1,2 + 3) = 127,68 (l)
c)
mhh = mH2 + mCO2 + mO2 = 6 + 2,2 + 1,6 = 9,8g
nH2 = m : M = 6 : 2 = 3 mol;
nCO2 = m : M = 2,2 : (12 + 16.2) = 0,05 mol
nO2 = m : M = 1,6 : 32 = 0,05 mol
Vhh = 22,4.nhh = 22,4.(3 + 0,05 + 0,05) = 69,44 (l)
Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.
-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.
-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.
Hãy sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
- X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro → X, Y đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
- Z và T không phản ứng với dung dịch HCl → Z, T đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
→ X, Y là kim loại mạnh hơn Z, T.
- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X → Y là kim loại mạnh hơn X.
- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z → T là kim loại mạnh hơn Z.
→ thứ tự sắp xếp các kim loại (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần) là: Y, X, T, Z
Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí Nitơ là bao nhiêu?
MN2 = 2.14 = 28 g/mol.
Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí Nitơ là:
nN2 =5 mol.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet