Cho 5,34 gam hỗn hợp X chứa ba amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với HCl thu được 8,99 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên thu được a mol khí N2. Giá trị của a là:
AD BTKL ta có: nHCl = (8,99 - 5,34) : 36,5 = 0,1 mol
--> nN2 = (1/2).0,1 = 0,05 mol
Phát biểu định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH?
- Môi trường axit là môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7 M hoặc pH < 7.
- Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] = 10-7 M hoặc pH = 7.
- Môi trường kiềm là môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 10-7 MM hoặc pH > 7.
Khi đun nóng nước lỏng quan sát kĩ ta thấy thể tích nước tăng lên chút ít.
Một bạn giải thích: Đó là do các phân tử nở ra.
Bạn khác cho rằng: Đó là do khoảng cách giữa các phân tử giãn ra.
Bạn nào đúng?
Bạn thứ 2 đúng. Khi đun nóng các phân tử chuyển động nhanh hơn về nhiều phía do đó khoảng cách giữa các phân tử giãn ra nên thể tích tăng lên 1 chút.
Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V:
Câu A. 320
Câu B. 160
Câu C. 720
Câu D. 329
Hỗn hợp X gồm Na, BaO, Na2O (trong đó oxi chiếm 12,28% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng lượng nước dư thu được 112 ml khí H2 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được 5,915 gam chất rắn khan. Giá trị của m.
Giải
Ta có: mO = 12,28%m = 0,1228m => m kim loại = 0,8772m
→ nO = 0,1228m/16
Ta có : nHCl pư = nOH- = 2nO + 2nH2 = 0,1228m/8 + 0,01
Ta có: m muối = m kim loại + 35,5nHCl => 0,8772m + 35,5.(0,1228m/8 + 0,01) = 5,915
=>1,422125m = 5,56
=> m = 3,91
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
Số mol Cu là: nCu = 0,2 mol
Số mol NO là: nNO = 0,02 mol
Phương trình hóa học:
2Cu + O2 → 2CuO (1)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (3)
Gọi nCu phản ứng = x mol ⇒ nCu dư = 0,2 – x (mol)
Theo pt (3):
nCu = 1,5nNO = 0,03 mol
⇒ 0,2 – x = 0,03 ⇒ x = 0,17 mol
Theo pt: nCuO = nCu pư = x = 0,17 mol
nHNO3 = 2. nCuO + 4. nNO = 2. 0,17 + 4. 0,02 = 0,42 mol
VHNO3 = 0,42 : 0,5 = 0,84 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet