Cho 100 g hợp kim của Zn và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra trong phản ứng đã khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 (làm giảm là 9,6 g so với ban đầu). Xác định thành phần phần trăm của hợp kim.
Hợp kim Zn và Cu phản ứng với HCl thì chỉ có Zn phản ứng tạo khí còn Cu không phản ứng.
Các phản ứng hóa học xảy ra:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ (1)
3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O (2)
Theo đề, khí sinh ra trong phản ứng đã khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 (làm giảm là 9,6 g so với ban đầu) → m giảm = m O trong oxit = 9,6 → n O trong oxit = 0,6 mol
→ n Fe2O3 = 0,6: 3= 0,2 mol →theo (2) n H2 = 3n Fe2O3 = 0,6 mol
Theo (1) n Zn = n H2 = 0,6 mol → m Zn = 0,6.65= 39g
→ % m Zn = 39% → % m Cu= 61%.
Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X (gồm etyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon mạch hở) cần vừa đủ 0,79 mol O2, tạo ra CO2 và 10,44 gam H2O. Nếu cho 0,26 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
nH2O = 0,58 mol.
Gọi công thức chung của X là CxHyOz
CxHyOz + (x + y/4 – z/2)O2 —> xCO2 + y/2H2O
0,26…….……………0,79…………………………..…….0,58 (mol)
—> y = 58/13
và x + y/4 – z/2 = 79/26
—> x – z/2 = 25/13
X có z oxi nên mỗi phân tử X có z/2 liên kết pi không thể cộng Br2 (Do nằm trong COO).
Vậy để làm no X cần lượng Br2 là:
nBr2 = 0,26[(2x + 2 – y)/2 – z/2] = 0,26(x – z/2 – y/2 + 1) = 0,18
Đốt cháy hoàn toàn 2,20 g chất hữu cơ A, người ta thu được 4,40 g C02 và 1,80 g H20.
1. Xác định công thức đơn giản nhất của chất A.
2. Xác định công thức phân tử chất A biết rằng nếu làm bay hơi 1,10 g chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,40 g khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất.
1. C2H4O.
2. Số mol A trong 1,10 g A = số mol trong 0,40 g = =0,0125 (mol)
= = 88 (g/mol)
(C2H40)n = 88 => 44n = 88 => n = 2
CTPT là C4H802.
Câu A. 4
Câu B. 5
Câu C. 6
Câu D. 7
Nung nóng 100 g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69g hỗn hợp rắn. Tính % khối lượng của NaHCO33 trong hỗn hợp
Phản ứng: 2NaHCO3 −tº→ Na2CO3 + CO2 + H2O
Cứ 2 mol NaHCO3 phản ứng thì khối lượng giảm 2.84 - 106 = 62 (g)
Vậy x mol NaHCO3 phản ứng thì khối lượng giảm 100 - 69 = 31 (g)
x = 31.2/62 = 1 (mol)
mNaHCO3 = 84 (g) ⇒ %NaHCO3 = 84%
Cho thí dụ về các loại polime có tính dẻo, tính đàn hồi và tính dai bền có thể kéo thành tơ
Polime có tính dẻo: PE, PVC, poli(metylmetacrylat)
Polime có tính đàn hồi : cao su thiên nhiên, cao su buna
Polime có tính dai, bền : nilon – 6,6; tơ lapsan ,...
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB