Chỉ số axit là số miligam KOH cần để trung hoà axit béo tự do có trong 1 g chất béo. Để xà phòng hoá 100 kg chất béo (giả sử có thành phần là triolein) có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg kali hiđroxit. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng muối thu được
Chất béo có công thức (C17H33COO)3C3H5 tác dụng với kiềm :
(C17H33COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H33COOK + C3H5(OH)3 (1)
Phản ứng trung hoà axit:
RCOOH + KOH → RCOOK + H2O (2)
m KOH= 14100 g→ n KOH=251,786 mol
Số g KOH để trung hoà axit béo là 700 g ứng với số mol KOH là 12,5 mol.
Theo(2) :nRCOOH = nKOH= 12,5 mol
nH2O= nRCOOH= 12,5 mol
→m H2O = 12,5.18 = 225 (g)
Số mol KOH tham gia phản ứng (1) là : 251,786 - 12,5 = 239,286 (mol)
Số mol glixerol sinh ra =. n KOH= 79,762 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :
mmuối=m chất béo + mKOH - mnước - mglixerol
= 100000 + 14100 - 225 - 79,762.92 = 106536,896 (g) =106,54 kg.
Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Trước phản ứng có 1,12 + 0,24 = 1,36 gam kim loại, sau phản ứng có l,88g.
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Theo (1) 24 g Mg phản ứng tạo 64 g Cu khối lượng tăng 40 g.
⇒ 0,24 g Mg phản ứng tạo 0,64 g Cu khối lượng tăng 0.4 g
⇒ nCu = 0,64/64 = 0,01 mol
Theo bài cho từ 1.36 gam kim loại sau phản ứng thu được 1.88 g tăng 0.52 g
→ Fe đã phản ứng và làm khối lượng tăng thêm 0,12 gam nữa.
Theo (2) 1 mol (56 g) Fe phản ứng tạo ra 1 mol(64 g) Cu khối lượng tăng 8 g.
→ nCu = 0,12/8 = 0,015 mol
nCuSO4 = 0,01 + 0,015 = 0,025 mol
CM CuSO4 = 0,025/0,25 = 0,1 M
Phản ứng của các đơn chất halogen với nước xảy ra như thế nào? Viết phương trình phản ứng, nếu có?
Khi tan trong nước, các halogen tác dụng với nước, flo phản ứng mãnh liệt với nước giải phóng oxi.
2F2 + 2H2O → 4HF + O2.
Với brom và clo thì phản ứng xảy ra theo hướng khác, brom tác dụng với nước chậm hơn.
Br2 + H2O ⇆ HBr + HBrO.
Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO
Iot không phản ứng với nước
Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?
Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 0,5.2+1.3 = 4 mol
Thể tích của dung dịch sau khi trộn là: V = 2+3 = 5 lít
Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là:
Áp dụng công thức: CM = 0,8M
Câu A. Ag.
Câu B. Cu.
Câu C. Al.
Câu D. Au.
Để khử khí H2S trong phòng thí nghiệm có thể dùng chất nào ?
Dùng dung dịch NH3 hoặc khí NH3 dư.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet