Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ thích hợp:
“Khí hidro, khí oxi và khí clo là những ….., đều tạo nên từ một …..Nước, muối ăn (natri clorua, axit clohiđric là những ….., đều tạo nên từ hai …. Trong thành phần hóa học của nước và axit clohidric đều có chung một .......... , còn của muối ăn và axit clohiđric lại có chung một ....... "
Đơn chất; nguyên tố hóa học; hợp chất; nguyên tố hóa học; nguyên tố hidro; nguyên tố clo.
R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2. Tổng số proton và nơtron của R < 34. R là gì?
Gọi số oxi hóa dương cao nhất và số oxi hóa âm thấp nhất của R lần lượt là +m và -n.
Ta có: m + n = 8.
Mặt khác, theo bài ra: m + 2(-n) = +2 ⇒ m - 2n = 2.
Từ đây tìm được: m = 6 và n = 2. Vậy R là phi kim thuộc nhóm VI.
Số khối của R < 34 nên R là O hay S. Do oxi không tạo được số oxi hóa cao nhất là +6 nên R là lưu huỳnh.
Một học sinh làm thí nghiệm như sau:
(1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch.
(2). Đun sôi nước.
(3).Đốt một mẫu cacbon.
Hỏi:
a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì?
b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?
c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?
a) Sản phẩm mới xuất hiện ở thí nghiệm 1 đó là FeCl2 và H2.
Và ở thí nghiệm 3 đó là CO2.
TN1: Fe + HCl → FeCl2 + H2
TN3: C + O2 → CO2
b) Đó là TN2, nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
c) Đó là TN3 do sự cháy xảy ra.
Cho phương trình sau: Zn +H2SO4 → ZnSO4 +H2↑. Tên gọi của muối thu được là gì?
Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit
⇒ tên gọi của ZnSO4 là: Kẽm sunfat.
Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là gì?
Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ.
Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron ls22s22p3
a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức của hợp chất đơn giản nhất của hiđro.
b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử đơn chất của nguyên tố đó.
a) Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Tổng số electron là 7, suy ra nguyên tố ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn.
- Có 2 lớp electron, suy ra nguyên tố thuộc chu kì 2.
- Thuộc nhóm VA vì có 5 electron ở lớp ngoài cùng, đó là nitơ (N).
- Công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro là NH3.
b)
CTCT: H-N(H)-H
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet