Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Xác định công thức cấu tạo của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Xác định công thức cấu tạo của X?


Đáp án:

Y có CTPT C2H3O2Na => CTCT của Y là CH3COONa

Như vậy X là: CH3COOC2H5

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây sai?
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây sai?


Đáp án:
  • Câu A. Chất Y có phản ứng tráng bạc.

  • Câu B. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3.

  • Câu C. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2.

  • Câu D. Phân tử chất Z có 2 nguyên tử oxi.

Xem đáp án và giải thích
Các con số ghi trên chai bia như 12o, 14o có ý nghĩa như thế nào? Có giống với độ rượu hay không ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các con số ghi trên chai bia như 12o, 14o có ý nghĩa như thế nào? Có giống với độ rượu hay không ?


Đáp án:

Trên thị trường có bày bán nhiều loại bia đóng chai. Trên chai có nhãn ghi 12o, 14o,…Có người hiểu đó là số biểu thị hàm lượng rượu tinh khiết của bia. Thực ra hiểu như vậy là không đúng. Số ghi trên chai bia không biểu thị lượng rượu tinh khiết ( độ rượu) mà biểu thị độ đường trong bia.

Nguyên liệu chủ yếu để nấu bia là đại mạch. Qua quá trình lên men, tinh bột đại mạch chuyển hóa thành đường mạch nha (đó là Mantozơ – một đồng phân của đường saccarozơ). Bấy giờ đại mạch biến thành dịch men, sau đó lên men biến thành bia.

Khi đại mạch lên men sẽ cho lượng lớn đường mantozơ, chỉ có một phần mantozơ chuyển thành rượu, phần mantozơ còn lại vẫn tồn tại trong bia. Vì vậy hàm lượng rượu trong bia khá thấp. Độ dinh dưỡng của bia cao hay thấp có liên quan đến lượng đường.

Trong quá trình ủ bia, nếu trong 100ml dịch lên men có 12g đường người ta biểu diễn độ đường lên men là bia 12o. Do đó bia có độ 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o.

Xem đáp án và giải thích
Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau: 1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe 2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe 3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa Biết rằng: Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau:

1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe

2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe

3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb

Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa

Biết rằng: Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V

Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V

Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V


Đáp án:

1, EoFe-Pb = EoPb2+/Pb - EoFe2+/Fe = -0,13 – (-0,44) = +0,31 V

2, EoFe-Ag= EoAg+/Ag - EoFe2+/Fe = +0,8 – (-0,44) = + 1,24 V

3, EoPb-Ag= EoAg+/Ag - EoPb2+/Pb = +0,8 – (-0,13) = +0,93 V

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino?


Đáp án:
  • Câu A. Lysin

  • Câu B. Valin

  • Câu C. Axit glutamic

  • Câu D. Alanin

Xem đáp án và giải thích
Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.


Đáp án:

Theo quy tắc bát tử (8 electron) thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc đối với heli) ở lớp ngoài cùng.

     + Các nguyên tử các nguyên tố s thường có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng để có lớp sát ngoài cùng 8 electron.

     + Các nguyên tử của các nguyên tố p là phi kim thường, có khuynh hướng thu thêm electron để cho lớp ngoài cùng của chúng có 8 electron.

Liên kết ion trong các phân tử:

     + LiF: Cấu hình electron: Li (Z = 3): 1s2 2s1

F (Z =9): 1s2 2s2 2p5

Nguyên tử Li có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 e tạo ion dương Li+ . Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của Li tạo ion F-, hình thành liên lết giữa Li+ và F-: LiF

     + KBr: Cấu hình electron: K ( Z= 11): 1s2 2s2 2p6 3s1

Br (Z= 35): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5

Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 electron tạo ion K+ . Nguyên tử Br có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của K tạo thành Br, thành liên kết giữa K+ và Br: KBr

     + CaCl2: cấu hình electron: Ca (Z = 20): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

Cl (Z = 17): 1s2 2s2 2p6 32 3p5

Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhường thêm 2 electron tạo ion dương Ca2 + , Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhận thêm 2 electron của 2 tạo thành ion Cl, hình thành liên kết giữa Ca2+ và Cl-:CaCl2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…