Hãy so sánh thành phần và đặc điểm cấu trúc của ankan với xicloankan.
Giống nhau: đều chưa C, H và trong phân tử chỉ chứa liên kết xich ma.
Khác nhau: ankan có mạch hở, gấp khúc, monoxiclohexan có dạng mạch vòng và khi cùng số C, thì chúng kém nhau 2 nguyên tử H.
Chất nào sau đây không bị phân hủy khi nung nóng?
Câu A. Mg(NO3)2
Câu B. CaCO3
Câu C. CaSO4
Câu D. Mg(OH)2
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Mg và 0,03 mol MgO trong V lít dung dịch HNO3 0,5M vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) khi N2O duy nhất. Giá trị của V và tổng khối lượng muối thu được trong Y bao nhiêu?
nN2O = 0,04 mol
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O
4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
nHNO3 = 0,06 + 0,4 + 0,1 = 0,56 mol
V = 1,12 lít
mmuối = 0,23.148 + 0,01.80 = 34,84 (gam)
Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ hay lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt: HI, CH3COO-, H2PO4-, PO43-; NH3, S2-, HPO42-. Giải thích.
- Axit: HI. HI + H2O → H3O+ + I-
- Bazơ: CH3COO-, S2-, PO43-; NH3
CH3COO- + H2O ↔ CH3COOH + OH-
PO43- + H2O ↔ HPO42- + OH-
S2- + H2O ↔ HS- + OH-
NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-
- Lưỡng tính: HPO42-, H2PO4-
HPO42- + H2O ↔ PO43- + H3O+
HPO42- + H2O ↔ H2PO4- + OH-
H2PO4- + H2O ↔ HPO42- + H3O+
H2PO4- + H2O ↔ H3PO4 + OH-
a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức của anđêhit và của xeton, cho thí dụ minh họa.
b) Hãy nêu các phản ứng có thể dùng để phân biệt anđehit và xeton, cho thí dụ minh họa.
a) Các phản ứng ở nhóm chức của anđehit và xeton:
- Phản ứng cộng hidro (phản ứng khử)
Khi có xúc tác Ni đun nóng, anđehit cộng hidro tạo ra ancol bậc I, xeton cộng hidro tạo ra ancol bậc II
- Phản ứng với chất oxi hóa
+ Tác dụng với Br2 và KMnO4
RCH=O + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr
+ Tác dụng với AgNO3/NH3
R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
b) - Phản ứng có thể dùng để phân biệt andehit và xeton là phản ứng tráng gương
Ví dụ: Phân biệt anđehit axetic và axeton
Sử dụng AgNO3/NH3: Chất xảy ra phản ứng tạo kết tủa màu bạc bám ở thành ống nghiệm là anđehit axetic
CH3CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
- Hoặc có thể sử dụng nước brom: anđehit dễ bị oxi hóa nên làm mất màu nước brom, còn xeton khó bị oxi hóa
Ví dụ: phân biệt CH3COCH3 và CH3CH2CHO.
Dùng dung dịch nước brom nhận biết được CH3CH2CHO vì nó làm mất màu dung dịch nước brom.
CH3CH2CHO + Br2 + H2O → CH3CH2COOH + 2HBr
Trong các chất sau đây:
a) C2H5OH.
b) CH3COOH.
c) CH3CH2CH2OH.
d) CH3CH2COOH.
Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Mg, CaO? Viết các phương trình hóa học.
Chất tác dụng với Na là: a, b, c, d (do có gốc OH).
Chất tác dụng với NaOH là: b, d (do có gốc COOH).
Chất tác dụng với Mg là: b, d (do có gốc COOH).
Chất tác dụng với CaO là: b, d (do có gốc COOH).
Phương trình phản ứng:
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet