Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1 : 5) và dung dịch chứa m gam muối. giá trị của m là:
Câu A. 5,92
Câu B. 4,68
Câu C. 2,26
Câu D. 3,46 Đáp án đúng
- Gọi a và b lần lượt là số mol của X và Y. Khi cho E tác dụng với NaOH thì : NH4OOC-COONH3CH3 + NaOH ® (COONa)2 + NH3 + CH3NH2 + H2O; a mol a mol a mol a mol ; (CH3NH3)2CO3 + NaOH ® 2CH3NH2 + Na2CO3 + H2O; b mol 2b mol 2b mol ; Ta có: a + 2b = 0,05; a = 0,01 mol; Þ a= 0,01 mol, b = 0,02 mol; =. m(muối ) = 134n(COONa)2 + 106nNa2CO3 = 3,46g. * Cách 2: Vì X là muối của axit hữu cơ đa chức nên X có CTCT là NH4-OOC-COO-NH3CH3. Y là muối của axit vô cơ, nên Y có CTCT là (CH3NH3)2CO3 Khi cho X và Y tác dụng với dd NaOH thì có các PTHH: NH4-OOC-COO-NH3CH3 + NaOH ® (COONa)2 + NH3 + CH3NH2 + H2O (CH3NH3)2CO3 + 2NaOH ® 2CH3NH2 + Na2CO3 + 2H2O Vì thu được 0,06 mol hai chất khí có tỉ lệ mol là 1 : 5, hai chất khí ở đây là NH3 và CH3NH2 Þ nNH3 = 0,01 mol, nCH3NH2 = 0,05 mol. Mặt khác, ta có hệ hai phương trình: nX = nNH3 = 0,01 mol và nX + 2nY = nCH3NH2 = 0,05 mol. Þ nX = 0,01 mol. nY = 0,02 mol Þ Khối lượng muối = m = 134.n(COONa)2 + 106.nNa2CO3 = 134.0,01 + 106.0,02 = 3,46 gam
Hòa tan hoàn toàn Fe vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được 4,48 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch trong điều kiện không có oxi thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Câu A. 30,4
Câu B. 15,2
Câu C. 22,8
Câu D. 20,3
Tính chất vật lí của xesi
- Cs là kim loại kiềm, màu trắng (vàng nhạt ở chổ cắt), mềm, rất dễ nóng chảy. Hơi xezi có màu chàm – lục.
- Có khối lượng riêng là 1,873 g/cm3 ở dạng lỏng là 1,841 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 28,70C và sôi ở 667,60C.
Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau :
- Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nguội thu được 0,672 lít khí.
- Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí.
Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)?
Câu A. 4,96 gam.
Câu B. 8,80 gam.
Câu C. 4,16 gam.
Câu D. 17,6 gam.
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
Câu A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
Câu B. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị -amino axit.
Câu C. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím
Câu D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Hãy cho biết mối liên hệ giữa số proton, số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron trong một nguyên tử. Giải thích và cho ví dụ.
Trong nguyên tử ta luôn có:
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.
Do nguyên tử trung hòa về điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử.
2311Na: có điện tích hạt nhân là 11, số proton là 11 và số electron cũng là 11.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet