Chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất: KBr, S, Si, SiO2, P, Na3PO4, Ag, Au, FeO, Cu, Fe2O3. Trong các chất trên số chất có thể oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là:

Đáp án:
  • Câu A. 6 Đáp án đúng

  • Câu B. 5

  • Câu C. 7

  • Câu D. 4

Giải thích:

Chọn đáp án A (H2SO4 là chất oxi hóa nên phản ứng là phản ứng oxi hóa khử) KBr; S; P; Ag; FeO; Cu H2SO4 + KBr → KHSO4 + HBr H2SO4 + 2HBr → Br2 + 2H2O + SO2 S + 2H2SO4 →3SO2 + 2H2O 2P + 5H2SO4 →2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O 2Ag + 2H2SO4 →Ag2SO4 + SO2 + 2H2O 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O + SO2 Cu + 2H2SO4 →CuSO4 + SO2 + 2H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hấp thụ hết 0,2 mol khí CO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na2CO3 thu được 100 ml dung dịch X. Lấy 50 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Mặt khác, khi lấy 50 ml dung dịch X cho từ từ vào 150 ml dung dịch HCl 1M thu được 0,12 mol khí CO2 . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hết 0,2 mol khí CO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na2CO3 thu được 100 ml dung dịch X. Lấy 50 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Mặt khác, khi lấy 50 ml dung dịch X cho từ từ vào 150 ml dung dịch HCl 1M thu được 0,12 mol khí CO2 . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Từ 180 gam glucozo, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. đẻ trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ 180 gam glucozo, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. đẻ trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là bao nhiêu?


Đáp án:

C6H12O6 → 2C2H5OH → 2CH3COOH

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

nNaOH = 0,72.0,2 = 0,144 (mol)

Ta có: 0,1.2.0,8.h/100 = 0,144 ⇒ h = 90%

Xem đáp án và giải thích
Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm Tiến hành: Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm

Tiến hành:

Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

1. Nhận xét màu của mẩu giấy trước và sau khi cho vào bình tam giác. Giải thích.

2. Xác định vai trò của chlorine trong phản ứng với nước, tại sao nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này?


Đáp án:

1. Sau khi cho mẩu giấy màu ẩm vào bình tam giác thì mẩu giấy mất màu do một phần khí Cl2 tác dụng với nước sinh ra HClO có tính oxi hóa mạnh, có khả năng diệt khuẩn và tẩy màu.

Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO

2. Trong phản ứng của chlorine với nước thì chlorine vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.

Ta nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này vì trong phân tử chlorine có một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất oxi hóa, một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Nung 65.1 g muối cacbonat của kim loại M hóa trị II thu được V lít CO2. Sục CO2 thu được vào 500ml Ba(OH)2 0,95M được 34,475g kết tủa. Tìm kim loại M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 65.1 g muối cacbonat của kim loại M hóa trị II thu được V lít CO2. Sục CO2 thu được vào 500ml Ba(OH)2 0,95M được 34,475g kết tủa. Tìm kim loại M?


Đáp án:

MCO3 −to→ MO + CO2

nBa(OH)2 = 0,95.0,5 = 0,475 mol

Khi sục CO2 vào Ba(OH)2 kết tủa thu được là BaCO3 →

nBaCO3 = 34,475/197 = 0,175 mol

nBaCO3 = 0,175 < nBa(OH)2

TH1 chỉ tạo thành muối cacbonat → nCO2 = nBaCO3 = 0,175 mol

→ nMCO3 = 0,175 mol → MMCO3 = 65,1/0,175 = 372

→ không có kim loại nào phù hợp

TH2 tạo thành hai muối BaCO3: 0,175 mol và Ba(HCO3)2: y mol

BTNT Ba: 0,175 + y = 0,475 → y =0,3

nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,175 + 2.0,3 = 0,775 mol

nMCO3 = nCO2 = 0,775mol → MMCO3 = 65,1/0,775 = 84 → M=24 → M: Mg

Xem đáp án và giải thích
Kim cương được sử dụng làm mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài vì kim cương là chất có độ cứng rất lớn. Tính chất trên một phần là do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kim cương được sử dụng làm mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài vì kim cương là chất có độ cứng rất lớn. Tính chất trên một phần là do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể gì?


Đáp án:

Kim cương được sử dụng làm mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài vì kim cương là chất có độ cứng rất lớn. Tính chất trên một phần là do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử điển hình.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…