Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑ b. 2H2O điện phân→ 2H2↑ + O2↑ c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

b. 2H2điện phân→ 2H2↑ + O2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2


Đáp án:

Trong phòng thí nghiệm, khí hiđro được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại như Zn, Fe, Al.

Những phản ứng hóa học thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là:

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết chung về chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dầu ăn là khái niệm dùng để chỉ :


Đáp án:
  • Câu A. lipit động vật.

  • Câu B. lipit thực vật.

  • Câu C. lipit động vật, một số ít lipit thực vật.

  • Câu D. lipit thực vật, một số ít lipit động vật.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các cặp chất : (1) dung dịch FeCl3 và Ag (2) dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch AgNO3 (3) S và H2SO4 (đặc nóng) (4) CaO và H2O (5) dung dịch NH3 + CrO3 (6) S và dung dịch H2SO4 loãng Số cặp chất có xảy ra phản ứng là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 2

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối ... Viết các phương trình hóa học minh họa với kali.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối ... Viết các phương trình hóa học minh họa với kali.


Đáp án:

Phương trình hóa học:

- Tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm và giải phóng khí H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

- Tác dụng với oxi tạo thành oxit

4K + O2 → 2K2O

-Tác dụng với phi kim tạo thành muối

2K + Cl2 → 2KCl.

Xem đáp án và giải thích
Hãy sắp xếp các axit trong các dãy sau theo thứ tự tăng dần lực axit: a) CH3 COOH,Cl3CCOOH,Cl2CHCOOH,ClCH2COOH b) ClCH2CH2COOH,CH3 CH(Cl)CH2COOH,CH3 CH2CH(Cl)COOH,CH3 CH2CH2COOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các axit trong các dãy sau theo thứ tự tăng dần lực axit:

a) CH3COOH, Cl3CCOOH, Cl2CHCOOH, ClCH2COOH

b) ClCH2CH2COOH, CH3CH(Cl)CH2COOH ,CH3CH2CH(Cl)COOH, CH3CH2CH2COOH


Đáp án:

Lực axit theo thứ tự tăng dần trái từ qua phải.

a) CH3 COOH < ClCH2-COOH < Cl2CH-COOH < Cl3C-COOH

b) CH3 (CH2)2COOH < Cl(CH2)3COOH < CH3 CHClCOOH < CH3 CH2CHClCOOH

Xem đáp án và giải thích
“Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?


Đáp án:

Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…