Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?


Đáp án:

Do bạc tác dụng với khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua (Ag2S) màu đen.

4 Ag + O2  + 2 H2S     →    2Ag2S  +  2 H2O

Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi thiu.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X


Đáp án:

Giải

Ta có: nMg = 0,08 mol; nFe = 0,08 mol

BTNT→ nMg(NO3)2 = 0,08 mol; nFe(NO3)3 = 0,08 mol

BT gốc NO3- => Tổng nNO3- =  Tổng nAg = 0,4 mol

56,69 gam kết tủa gồm AgCl: a mol, Ag: b mol

→ a + b = 0,4 và 143,5a + 108b = 56,69 => a = 0,38; b = 0,02

Ta có: nHCl = 0,24 mol

BTNT H → n H2O = 0,12 mol

BTNT O => n O2 trong X = 0,06 mol

Tổng nCl = 0,38 mol => n Cl2 trong X = (0,38 – 0,24) : 2 = 0,07 mol (BTNT Cl)

=>%Cl = (0,07.100) : (0,07 + 0,06) = 53,85%

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm glucozơ, anđehit fomic và axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm glucozơ, anđehit fomic và axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là


Đáp án:

nO2 = 0,1 mol

Hỗn hợp A gồm glucozo C6H12O6 <⇒ (CH2O)2

Do đó ta quy đổi hỗn hợp A là CH2O

Phản ứng cháy:  CH2O + O2 -> CO2 + H2O

                               0,1      0,1     0,1

Khối lượng bình tăng bằng khối lượng của sản phẩm cháy (CO2, H2O)

m = mCO2 + mH2O = 0,1.44 + 0,1.18 = 6,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Chất làm quỳ hóa xanh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím xanh?

Đáp án:
  • Câu A. Alanin

  • Câu B. Anilin

  • Câu C. Etylamin

  • Câu D. Glyxin

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây ?

Đáp án:
  • Câu A. Ca(OH)2.

  • Câu B. NaCl.

  • Câu C. HCl.

  • Câu D. KOH.

Xem đáp án và giải thích
a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích. b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.

b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.


Đáp án:

Các phản ứng hoá học xảy ra trên hai đĩa cân :

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + CO2

a) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ nhất :

Số mol các chất tham gia ( 1 ) : nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol bằng số mol HNO3

Số mol các chất tham gia (2) : nMgCO3 = 20/84 ≈ 0,24 mol nhiều hơn số mol HNO3

Như vậy, toàn lượng HNO3 đã tham gia các phản ứng (1) và (2). Mỗi phản ứng đều thoát ra một lượng khí CO2 là 0,1 mol có khối lượng là 44 x 0,1 = 4,4 (gam). Sau khi các phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng.

b) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ hai :

Nếu mỗi cốc có 0,5 mol HNO3 thì lượng axit đã dùng dư, do đó toàn lượng muối CaCO3 và MgCO3 đã tham gia phản ứng :

Phản ứng ( 1 ) : 0,2 mol CaCO3 làm thoát ra 0,2 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,2 = 8,8 (gam).

Phản ứng (2) : 0,24 mol MgCO3 làm thoát ra 0,24 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,24 = 10,56 (gam).

Sau khi các phản ứng kết thúc, hai đĩa cân không còn ở vị trí thăng bằng. Đĩa cân thêm MgCO3 sẽ ở vị trí cao hơn so với đĩa cân thêm CaCO3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…