Chất phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các chất sau: glucozơ; fructozơ; saccarozơ; mantozơ; tinh bột; xenlulozơ. Số chất phản ứng được với AgNO3/NH3 và số chất phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. 4 và 3

  • Câu B. 3 và 4 Đáp án đúng

  • Câu C. 4 và 6

  • Câu D. 1 và 4

Giải thích:

2AgNO3 + H2O + 2NH3 + C12H22O11 → 2Ag + NH4NO3 + C12H22O12 40AgNO3 + 14NH3 + 3C12H22O11 → 40Ag + 27NH4NO3 + 36CO2 Cu(OH)2 + 2C12H22O11 (Saccarose) → 2H2O + (C12H22O11)2Cu Cu(OH)2 + 2C12H22O11 (mantose) → 2H2O + (C12H22O11)2Cu

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không? Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozơ biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là:420 000, 250 000 và 1 620 000.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không? Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozơ biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là:420 000, 250 000 và 1 620 000.


Đáp án:

Không thể xác định chính xác hệ số polime hóa được vì polime là một hỗn hợp các chất có hệ số polime hóa khác nhau. Do đó chỉ xác định được n trung bình .

Tính hệ số polime hóa của PE, n = 420000/28 = 15000

Tính hệ số polime hóa cảu PVC, n = 250000/62,5 = 4000

Tính hệ số polime hóa của xenlulozo, n = 1620000/162 = 10000

Xem đáp án và giải thích
Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là gì?


Đáp án:

Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là: viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

Phương trình hóa học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?


Đáp án:

Công thức chung của các chất trên là CnH2n-2O2

CnH2n – 2O2+ 1,5(n-1)O2 → nCO2 + (n-1)H2O

nCO2= nkết tủa = 0,18 mol

Gọi x là số mol của H2O => nO2 phản ứng = 3x/2

Bảo toàn khối lượng ta có: mhh+ mO2 = mCO2 + mH2O

=> 3,42 + 3x/2.32 = 44.0,18 + 18x => x = 0,15 mol

mCO2 + mH2O = 10,62 gam < m kết tủa

=> mdd giảm = 18 – 10,62 = 7,38 gam

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có bảy ống nghiệm đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3, K2Cr2O7 và (COONa)2. Cho Ba(OH)2 đến dư vào bảy ổng nghiệm trên. Sau khi các phản ứng kết thúc số ống nghiệm thu được kết tủa là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 7,3 gam chất A dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi dư. Thấy có 1,12 lít khí N2 thoát ra, khối lượng bình tăng 27,5 gam và khối lượng kết tủa trong bình là 40 gam. Xác định thành phần trăm của C, H, O, N?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 7,3 gam chất A dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi dư. Thấy có 1,12 lít khí N2 thoát ra, khối lượng bình tăng 27,5 gam và khối lượng kết tủa trong bình là 40 gam. Xác định thành phần trăm của C, H, O, N?


Đáp án:

mCO2 = 0,4.44 = 17,6 gam ⇒ mH2O = 27,5 – 17,6 = 9,9 gam;

%mC= 12.17,6.100%/44.7,3 = 67,7%

%mH = 2.9,9.100/18.7,3 = 15,1%

%mN = 28.1,12.100%/11,4.7,3 = 19,2%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…