Phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 


Đáp án:

Dùng quỳ tím nhận biết được 2 nhóm: HCl, HNO3 (nhóm 1) làm quỳ chuyển đỏ và KCl, KNO3 (nhóm 2) không làm quỳ chuyển màu.

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm của mỗi nhóm ⇒ tạo kết tủa trắng là HCl (nhóm 1) và KCl (nhóm 2)

AgNO3+ HCl → AgCl + HNO3

AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 12,8 g kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Cho C phản ứng với thanh sắt nặng 11,2 g, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt này tăng 0,8 g, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. a) Xác định kim loại A. b) Tính nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 12,8 g kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Cho C phản ứng với thanh sắt nặng 11,2 g, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt này tăng 0,8 g, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M.

a) Xác định kim loại A.

b) Tính nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.





Đáp án:

a)

                              (1)

                      (2)

Theo (2) ta có : nA=nFe( phản ứng) 

Khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là 

Khối lượng thanh sắt tăng 0,8 g nghĩa là 

Vậy 

Kim loại là Cu.

b)

 




Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.


Đáp án:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

a) Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

b) Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ các chất khí tăng tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dần đến hai hệ quả sau:

- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng.

- Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.

d) Ánh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước lớn hơn và cùng khối lượng, nên tốc độ phản ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Giải thích: Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Muối cacbonat và ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhận định nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Dùng dung dịch Na2CO3 để làm mất tính cứng của nước nước cứng toàn phần.

  • Câu B. Na2CO3 là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng.

  • Câu C. Dùng dung dịch Na2CO3 để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.

  • Câu D. Na2CO3 là nguyên liệu chính dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.

Xem đáp án và giải thích
Axit A là chất rắn, trong suốt, không màu, dễ tan trong nước. Khi thêm canxi oixt vào dung dịch A thì tạo thành hợp chất B màu trắng, không tan trong nước. Khi nung B ở nhiệt độ cao với cát và than thì tạo thành chất photpho có trong thành phần của A. Cho biết A, B là những chất gì? Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Axit A là chất rắn, trong suốt, không màu, dễ tan trong nước. Khi thêm canxi oixt vào dung dịch A thì tạo thành hợp chất B màu trắng, không tan trong nước. Khi nung B ở nhiệt độ cao với cát và than thì tạo thành chất photpho có trong thành phần của A. Cho biết A, B là những chất gì? Viết phương trình hóa học của các phản ứng.


Đáp án:

A là H3PO4,B là Ca3(PO4)2

2H3PO4+3CaO→Ca3(PO4)2 + 3H2O

Ca3(PO4)2     +     3SiO4     +        5C             -----12000C---->   3CaSiO3      +       2P        +     5CO

Xem đáp án và giải thích
Một loại phân đạm phân đạm có chứa 98,5% (NH2)2CO, thành phần còn lại gồm các chất không chứa nitơ. Độ dinh dưỡng của loại phân đạm này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Một loại phân đạm phân đạm có chứa 98,5% (NH2)2CO, thành phần còn lại gồm các chất không chứa nitơ. Độ dinh dưỡng của loại phân đạm này là

Đáp án:

Lấy 100 gam phân => m(NH2)2CO = 98,5 gam
=> nN = 2,89/60 = 3,283 gam
=> %N = độ dinh dưỡng = (14.3,283)/100.100% = 45,96%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…