Câu hỏi lý thuyết về tính chất của nhôm và hợp chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3?


Đáp án:
  • Câu A. Cho từ từ dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào dung dịch AlCl3.

  • Câu B. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Al(OH)3.

  • Câu C. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Đáp án đúng

  • Câu D. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Al(OH)3.

Giải thích:

Đáp án C Phân tích : A. Khi mà dư thì ta luôn luôn không thu được kết tủa Al(OH)3 B. Vì lượng HCl dư nên lượng kết tủa tạo thành lúc ban đầu sẽ bị hòa tan hết. C. Luôn luôn tạo kết tủa Al(OH)3 vì NH3 không có khả năng hòa tan kết tủa. D. Giống với phản ứng ở B, ta luôn có lượng kết tủa tạo thành lúc ban đầu sẽ bị hòa tan hết. Vậy kết thúc thí nghiệm C ta thu được kết tủa Al(OH)3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

) Các ion S2−,Cl−,K+,Ca2+ đều có số electron bằng số electron của nguyên tử Ar. Hãy dự đoán bán kính của những ion này thay đổi như thế nào. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này ( theo nanomét). b) Hãy dự đoán như trên đối với những ion sau: O2−,F−,Na+,Mg2+,Al3+. Biết mỗi ion đều có số electron bằng số electron của nguyên tử khí hiếm Ne. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này.  
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Các ion  đều có số electron bằng số electron của nguyên tử Ar. Hãy dự đoán bán kính của những ion này thay đổi như thế nào. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này ( theo nanomét).

b) Hãy dự đoán như trên đối với những ion sau: . Biết mỗi ion đều có số electron bằng số electron của nguyên tử khí hiếm Ne. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này.  





Đáp án:

Trong dãy ion có cùng số electron thì bán kính của ion giảm theo chiều tăng của số hiệu nguyên tử (số điện tích hạt nhân).

a) Những ion  đều có số electron là 18.

Bán kính của những ion này giảm theo chiều số hiệu nguyên tử tăng:

Những bán kính này có bán kính (nm) lần lượt là: 0,184; 0,181; 0,133; 0,099.

b) Tương tự như trên, bán kính các ion giảm dần theo thứ tự: .Những ion này có bán kính lần lượt là 0,140; 0,136; 0,095; 0,065; 0,050 (nm).




Xem đáp án và giải thích
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? Hãy cho biết ý nghĩa của hằng số cân bằng KC. Hằng số cân bằng KC của một phản ứng có luôn luôn là một hằng số không?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? Hãy cho biết ý nghĩa của hằng số cân bằng KC. Hằng số cân bằng KC của một phản ứng có luôn luôn là một hằng số không?


Đáp án:

- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng tốc độ bằng nhau (vt = vn ). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.

- Ý nghĩa của hằng số cân bằng KC: Hằng số cân bằng KC cho thấy tích nồng độ các sản phẩm phản ứng lớn hơn hay bé hơn tích nồng độ các chất phản ứng bao nhiêu lần. Mặt khác, vì nó cho biết lượng các chất phản ứng còn lại và lượng các sản phẩm tạo thành ở vị trí cân bằng, do đó biết hiệu suất của phản ứng.

- Hằng số cân bằng KC của một phản ứng không luôn luôn là hằng số vì hằng số cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ. Tại một nhiệt độ, mỗi cân bằng hóa học có một hằng số cân bằng đặc trưng cho nó.

Xem đáp án và giải thích
Xác định chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là:


Đáp án:
  • Câu A. isopropyl axetat

  • Câu B. etyl axetat

  • Câu C. metyl propionate

  • Câu D. etyl propionat

Xem đáp án và giải thích
 Phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt


Đáp án:

Cho từng chất rắn trong lọ tác dung với NaOH.

- Không có hiện tượng xảy ra → Mg.

- Chất rắn tan dần, có khí thoát ra → Al

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Chất rắn tan dần → Al2O3

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Ngâm 9 g hợp kim Cu - Zn trong dung dịch axit HCl dư thu được 896 ml khí H2 (đktc). Hằy xác định thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm 9 g hợp kim Cu - Zn trong dung dịch axit HCl dư thu được 896 ml khí H2 (đktc). Hằy xác định thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim.



Đáp án:

Zn + 2H+ → Zn2+ + H2

nZn=n H2=



Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…