Khi hòa tan đường vào nước, vì sao không nhìn thấy đường nữa?
Khi tan trong nước, đường bị chia nhỏ thành phân tử và trộn lẫn với phân tử nước.
Nước đá khô được làm từ cacbon đioxit hóa rắn. Tại sao nó có thể tạo hơi lạnh được như nước đá ?
Vì cacbon đioxit ở dạng rắn khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh nên tạo hơi lạnh. Đặc biệt là nước đá khô (không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh này (CO2) đã làm ức chế sự sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt, màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.
Câu A. tác dụng với kiềm.
Câu B. tác dụng với CO2.
Câu C. đun nóng.
Câu D. tác dụng với axit.
Sử dụng đồ dùng bằng nhôm có ảnh hưởng gì không ?
Nhôm là kim loại có hại cho cơ thể nhất là đối với người già. Bệnh lú lẫn và các bệnh khác của người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hóa còn có thể do sự đầu độc vô tình của các đồ nấu ăn, đồ dựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não người già mắc bệnh nào có chứa rất nhiều ion nhôm Al3+, nếu dùng đồ nhôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy cơ đến toàn bộ hệ thống thần kinh não.
Sử dụng đồ nhôm phải biết cách bảo quản, không nên đựng thức ăn bằng đồ nhôm hoặc không nên ăn thức ăn để trong đồ nhôm qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn trứng gà và giấm…
Trong bài thực hành thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước và đẩy không khí. Có 4 học sinh A, B, C, D đã lắp ráp dụng cụ thí nghiệm như sau đây. Hãy cho biết học sinh nào lắp ráp đúng? Giải thích. Xác định công thức các chất 1,2,3 có trong hình vẽ của thí nghiệm.
Học sinh A, C ráp đúng
Học sinh B, D ráp thí nghiệm sai vì ống dẫn khí oxi không đi vào ống nghiêm làm cho khí oxi sẽ mất mát 1 ít.
Hòa tan hết 0,81 gam bột nhôm vào 550ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
Số mol Al = 0,81/27 = 0,03 (mol); số mol HCl = 0,55.0,2 = 0,11 (mol)
Dung dịch A thu được gồm AlCl3 = 0,03 mol; HCl = 0,11 - 0,09 = 0,02 mol.
Để có lượng kết tủa lớn nhất:
Thể tích dung dịch NaOH cần dùng = (0,02+0,09)/0,5 = 0,22 (lít)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.