Câu hỏi lý thuyết về phản ứng tráng bạc
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:


Đáp án:
  • Câu A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic. Đáp án đúng

  • Câu B. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic

  • Câu C. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ

  • Câu D. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.

Giải thích:

Phân tích: Các chất tham gia phản ứng tráng bạc là sau phản ứng sản phẩm sinh ra có Ag. A. Đúng; B. Sai vì Glixerol không tham gia phản ứng tráng bạc. C. Sai vì Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. D. Sai vì Glixerol không tham gia phản ứng tráng bạc.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?


Đáp án:

Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số con khác) có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày hình dạng của các obitan nguyên tử s, p và nêu rõ sự định hướng khác nhau của chúng trong không gian.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày hình dạng của các obitan nguyên tử s, p và nêu rõ sự định hướng khác nhau của chúng trong không gian.


Đáp án:

- Obitan s có dạng hình cầu.

- Obitan p gồm 3 obitan, có dạng hình số 8 nổi:

     + Obitan px định hướng theo trục x.

     + Obitan Py định hướng theo trục y.

     + Obitan Pz định hướng theo trục z.

Xem đáp án và giải thích
Biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong một pin điện hóa là : Fe + Ni2+ → Ni + Fe2+ a. Hãy xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong một pin điện hóa là :

Fe + Ni2+ → Ni + Fe2+

a. Hãy xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa

b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực

c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa


Đáp án:

Fe + Ni2+ → Fe2+ + Ni

a. Cực âm (anot) nơi xảy ra sự oxi hóa ⇒ Fe là cực âm

Cực dương (catot) nơi xảy ra sự khử ⇒ Ni là cực dương

b. Fe → Fe2+ + 2e : Cực (-) ; Ni2+ + 2e → Ni : Cực (+)

c. Eopin= EoNi2+/Ni - EoFe2+/Fe = -0,23 – (-0,44) = 0,21 V

Xem đáp án và giải thích
Bài toán kết tủa
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2(đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl 2M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là :

Đáp án:
  • Câu A. 15,6

  • Câu B. 19,5

  • Câu C. 27,3

  • Câu D. 16,9

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 23,9 gam kết tủa đen. Khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 23,9 gam kết tủa đen. Khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là?


Đáp án:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nkhí = 8,96/22,4 = 0,4 (mol) ; nH2S = nPbS = 23,9/239 = 0,1 (mol)

⇒ nFe = nH2 = 0,4 – 0,1 = 0,3 (mol) ⇒ mFe = 0,3.56 = 16,8 (gam)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…