Các kim loại chỉ tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng mà không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội là
Câu A. Cu và Fe
Câu B. Fe và Al Đáp án đúng
Câu C. Mg và Al
Câu D. Mg và Cu
Đáp án B, Phân tích : Các kim loại tác dụng được với H2SO4 loãng mà không tác dụng được với H2SO4 đặc, nguội là: Fe và Al.
Cho 500 ml dung dịch NaCl 2M tác dụng với 600 ml dung dịch AgNO3 2M. Khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
Ta có: nNaCl = 2.0,5 = 1 mol
nAgNO3 = 2.0,6 = 1,2 mol
Phương trình phản ứng hóa học:
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓
mol 1 1,2
Ta có : 1/1 < 1,2/1 NaCl hết, AgNO3 dư
⇒ n↓ = nAgCl = nNaCl = 1 mol
⇒ m↓ = 1.143,5 = 143,5 g
Cho 300ml một dung dịch có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc.
a) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
b) Tính nồng độ mol chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được không thay đổi đáng kể
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Theo pt: nAgNO3 pư = nAgCl = nNaCl = 0,1 mol
b) Vdd = 300 + 200 = 500 ml
nAgNO3 dư = 0,2 – 0, 1 = 0,1 mol; nNaNO3 = nNaCl = 0,1 mol
CM(NaNO3) = CM(AgNO3) = 0,2 mol/l.
Hấp thu hết 0,3 mol khí CO2vào 500 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Na2CO3 thu được là
nNa2CO3 = 0,1 mol; n NaOH = 0,5 mol
Từ nCO2 = 0,3 mol và n NaOH = 0,5 mol => Tạo thêm 2 muối Na2CO3 (0,2mol) và NaHCO3 (0,1 mol => Tổng số mol Na2CO3 = 0,3 mol
Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là?
Tơ nilon – 6,6 có công thức phân tử [-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n ,
Số lượng mắt xích là: 27346/226 = 121
Tơ capron: [-NH-(CH2)5-CO-]n
Số mắt xích là: 17176/113 = 152
Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.
Câu B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
Câu C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.
Câu D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB