Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín có khối lượng phân tử là
Câu A. 116
Câu B. 144
Câu C. 102
Câu D. 130 Đáp án đúng
Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín có khối lượng phân tử là Chọn D Este Isoamyl axetat có công thức là: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 ↔ C7H14O2 Vậy phân tử khối của Isoamyl axetat là 130 g/mol.
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ?
b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
3Fe + 2O2 → Fe3O4.
nFe3O4 = 0,01 mol.
nFe = 3.nFe3O4 = 0,01 .3 = 0,03 mol.
nO2 = 2.nFe3O4 = 0,01 .2 = 0,02 mol.
mFe = 0,03.56 = 1,68g.
mO2 = 0,02.32 = 0,64g.
b) Phương trình phản ứng nhiệt phân KMnO4:
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
nKMnO4 = 2.nO2 = 0,02.2 = 0,04 mol.
mKMnO4 = 0,04 .158 = 6,32g.
Cho các oxit có công thức hóa học như sau:
a) SO2.
b) N2O5.
c) CO2.
d) Fe2O3.
e) CuO.
g) CaO.
Những chất nào thuộc nào oxit bazơ chất nào thuộc oxit axit.
Oxit axit: a), b), c).
Oxit bazơ: d), e), g).
Cho 2,8 gam Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
Ta có: nAg = 3nFe = 0,15 mol
=> mAg = 16,2g (vì AgNO3 dư)
Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi khai?
Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng:
(NH2)2CO + H2O → CO2 + 2NH3
NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông. Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.
Hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong Z là %?
a mol X → a mol H2O ⇒ Số H trung bình trong X = 2
⇒ Y là HCOOH (x mol) và Z là: (COOH)2 (y mol)
nCO2 = nH+ = 1,6a ⇒ x + 2y = 1,6a (1)
x + y = a (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,4a; y = 0,6a
%m HCOOH = [{0,4a.46}/{0,4a.46 + 0,4a.90}].100% = 25%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet