Câu hỏi lý thuyết về dầu bôi trơn và dầu thực vật
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt dầu bôi trơn máy với dầu thực vật, người ta :


Đáp án:
  • Câu A. Đốt cháy rồi định lượng oxi trong từng chất

  • Câu B. Cho Cu(OH)2 vào từng chất

  • Câu C. Hòa tan trong benzen

  • Câu D. Đun nóng với KOH dư, rồi cho thêm dung dịch CuSO4 vào. Đáp án đúng

Giải thích:

Đáp án : D Khi đun nóng với KOH thì dầu thực vật do là trieste của glicerol nên sẽ phản ứng thủy phân tạo C3H5(OH)3. Sau đó cho Cu(OH)2 vào thì Cu(OH)2 sẽ tan trong C3H5(OH)3 tạo phức tan màu xanh. Dầu bôi trơn là hidrocacbon nên không có hiện tượng trên.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập xác định công thức cấu tạo của este dựa vào tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là:


Đáp án:
  • Câu A. CH3OCO-COOC3H7

  • Câu B. CH3OOC-CH2-COOC2H5

  • Câu C. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5.

  • Câu D. C2H5OCO-COOCH3

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X (gồm etyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon mạch hở) cần vừa đủ 0,79 mol O2, tạo ra CO2 và 10,44 gam H2O. Nếu cho 0,26 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X (gồm etyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon mạch hở) cần vừa đủ 0,79 mol O2, tạo ra CO2 và 10,44 gam H2O. Nếu cho 0,26 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là


Đáp án:

nH2O = 0,58 mol.

Gọi công thức chung của X là CxHyOz

CxHyOz + (x + y/4 – z/2)O2 —> xCO2 + y/2H2O

0,26…….……………0,79…………………………..…….0,58 (mol)

—> y = 58/13

và x + y/4 – z/2 = 79/26

—> x – z/2 = 25/13

X có z oxi nên mỗi phân tử X có z/2 liên kết pi không thể cộng Br2 (Do nằm trong COO).

Vậy để làm no X cần lượng Br2 là:

nBr2 = 0,26[(2x + 2 – y)/2 – z/2] = 0,26(x – z/2 – y/2 + 1) = 0,18

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy m gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 8g MgO. Biết rằng khối lượng Mg tham gia phản ứng bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia phản ứng. Tính khối lượng của Mg và khí oxi đã phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy m gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 8g MgO. Biết rằng khối lượng Mg tham gia phản ứng bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia phản ứng. Tính khối lượng của Mg và khí oxi đã phản ứng.


Đáp án:

2Mg + O2 --t0--> 2MgO

Gọi khối lượng Oxi là a (g) → khối lượng Mg là 1,5a (g)

Theo định luật BTKL ta có 1,5a + a = 8 (g)

→ a = 3,2g

→ Khối lượng Mg là 3,2 . 1,5 = 4,8g.

Xem đáp án và giải thích
23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+ . Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ra ion X4+. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và xác định kim loại X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+ . Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ra ion X4+. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và xác định kim loại X.


Đáp án:

Các phương trình hóa học

X + 2HCl → XCl2 + H2

XCl2 + 2FeCl3 → XCl4 + 2FeCl2

Theo PTHH nX = nXCl2 = 1/2 . nFeCl3 = 0,2.2/2 = 0,2 mol

⇒ MX = 23,8/0,2 = 119

⇒ X là Sn

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch A chứa hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong môi trường H2SO4 loãng. Lấy 25,00 ml A rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,025 M thì hết 18,15 ml dung dịch đó. Lại lấy 25,00 ml A nữa rồi thêm vào đó lượng dư dung dịch NH3, lọc, rửa kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, cân được 1,2 gam. a. Viết các phương trình hóa học. b. Tính nồng độ mol của các muối sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch A chứa hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong môi trường H2SO4 loãng. Lấy 25,00 ml A rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,025 M thì hết 18,15 ml dung dịch đó. Lại lấy 25,00 ml A nữa rồi thêm vào đó lượng dư dung dịch NH3, lọc, rửa kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, cân được 1,2 gam.

a. Viết các phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ mol của các muối sắt.


Đáp án:

a. 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O (1)

FeSO4 + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4 (2)

Fe2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Fe(OH)3 + 3(NH4)2SO4 (3)

4Fe(OH)2 + O2 --t0--> 2Fe2O3 + 4H2O (4)

2Fe(OH)3   --t0--> Fe2O3  + 3H2O  (5)

b. Theo (1) nKMnO4 = 0,025.0,01815 = 4,5375.10-4 mol

nFeSO4 = 5nKMnO4 = 2,26875. 10-3 mol

CMFeSO4 = 2,26875. 10-3    : 0,025 = 0,09 M

Theo (2), (4):

nFe2O3 =  2,26875. 10-3   : 2 = 1,134.10-3 mol

   Tổng nFe2O3 = 1,2 : 160 = 7,5.10-3 mol

 nFe2O3 (5) = 7,5.10-3 – 1,134.10-3 = 6,366.10-3 mol = nFe2(SO4)3 (3)

CM(Fe2(SO4)3) =   6,366.10-3   : 0,025 = 0,255 M              

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…