Một phân tử saccarozơ có
Câu A. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ
Câu B. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ Đáp án đúng
Câu C. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ
Câu D. hai gốc α-glucozơ
Chọn B Một phân tử saccarozơ có 1 gốc α-glucozơ và 1 gốc β- fructozơ liên kết với nhau.
Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). % khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X gần giá trị nào nhất sau đây?
Giải
Hỗn hợp Z gồm CO và CO2 có M = 36 dùng đường chéo => tỷ lệ mol CO = CO2 = 0,03 mol
Số mol O phản ứng = CO = 0,03 mol nên số mol O còn trong Y = (0,25m/16 - 0,03)
Khối lượng kim loại trong Y ta có: mY = 0,75m.
Ta có: ne = nNO3- = 3nNO + 2nO = 3.0,04 + 0,25m/8 – 0,06 = 0,06 + 0,25m/8
Số mol NO3- tạo muối tính theo NO = 0,04.3 = 0,12 mol
Áp dụng BTKL: 3,08m = 0,75m + 62.0,12 + 62.2(0,25m/16 - 0,03)
=> m = 9,477 g
=> nO(Y) = nO(X) – nO pứ CO = 0,118 mol
Gọi số mol Al ; Fe3O4 ; CuO trong X lần lượt là x ; y ; z
=> 27x + 232y + 80z = 9,477
nO(X) = 4y + z = 0,148 mol
Nếu quy hỗn hợp sau thành Al ; Fe ; Cu ; O thì :
ne = 3x + 9y + 2z = 3nNO + 2nO = 0,356
=> x = 0,01 ; y = 0,03 ; z = 0,028 mol
=> %mFe3O4 = 73,44%
Trong 24g MgO có bao nhiêu phân tử MgO?
MMgO = 24+16 = 40 g/mol
Số mol MgO là: nMgO = 0,6 mol
Số phân tử MgO là: A = n.N = 0,6.6.1023 = 3,6.1023 phân tử
Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 nơtron. Tổng các hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử
Số proton = số electron = 9.
⇒ p + n + e = 2e + n = 2.9 + 10 = 28 (hạt).
Dung dịch A chứa đồng thời 3 cation là (trong muối nitrat) có nồng độ lần lượt là 0,1 M, 0,2M và 0,3M. Lấy 3,25 g bột Zn cho vào200 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp kim loại M và dung dịch B có thể tích bằng dung dịch A đã dùng. Xác định nồng độ mol của các cation kim loại trong dung dịch B.
[ dư]= 0,1 M.
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,25 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 61,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,55 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
Giải
Chất rắn T gồm 3 kim loại là Cu (x), Ag (2x) và Fe dư (y)
mT = 64.x + 108.2x + 56y = 61,6 (1)
Bảo toàn electron: 2.x + 2.x + 3y = 0,55.2 (2)
Từ (1), (2) → x = 0,2 và y = 0,1
Bảo toàn electron:
2(a - y) + 0,25.2 = 2.x + 2.x → a = 0,25
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB