Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây:
Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2.
CaO tương ứng với Ca(OH)2.
MgO tương ứng với Mg(OH)2.
ZnO tương ứng với Zn(OH)2.
FeO tương ứng với Fe(OH)2.
Một mẫu nước chứa Pb(N03)2. Để xác định hàm lượng Pb2+, người ta hoà tan một lượng dư Na2S04 vào 500 ml nước đó. Làm khô kết tủa sau phản ứng thu được 0,96 g PbS04. Hỏi nước này có bị nhiễm độc chì không, biết rằng nồng độ chì tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 0,1 mg/l ?
Pb(N03)2 + Na2S04 PbS04 + 2NaN03
(mol) tạo thành trong 500 ml.
= Số mol Pb(N03)2 trong 500 ml.
Lượng PbS04 hay có trong 1 lít nước :
3,168.10-3.2 = 6,336.10-3 (mol).
Số gam chì có trong 1 lít:
6,336.10-3.207 = 1,312 (g/l) hay 1,312 mg/ml.
Vậy nước này bị nhiễm độc chì.
Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng 80% .Tìm V?
nKMnO4 = 0,2 mol
2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
0,2 → 0,1 (mol)
Vì H% = 80% ⇒ nO2 thực tế =0,1.80% = 0,08 mol
⇒ VO2 = 0,08.22,4 = 1,792 (lít).
Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm sắt và 1 oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 82,8 gam hỗn hợp 2 muối khan. Mặt khác, nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 90 gam muối Fe (III). Giá trị của b là:
Giải
Ta có nFe2(SO4)3 = 90 : 400 = 0,225 mol
82,8g gồm FeSO4: x mol và Fe2(SO4)3: y mol
=>152x + 400y = 82,8 (1)
BTNT Fe => x + 2y = 2.0,225 = 0,45 (2)
Từ 1, 2 => x = y = 0,15
BTNT S => nH2SO4 = 0,15 + 3.0,15 = 0,6
b= 0,6.98/9,8% = (0,6.98) : 0,098 = 600g
Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O. Tìm CTPT của amin
nCO2 = 0,3 mol ⇒ nC = 0,3 mol
nH2O = 0,5 mol ⇒ nH = 1 mol
Bảo toàn khối lượng ⇒ mN = 7,4 – 0,3.12 – 1 = 2,8 gam
⇒ nN = 0,2 mol
⇒ xét tỉ lệ ⇒ công thức của amin là C3H10N2
Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:
- Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
- Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong nồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất).
- Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.
(b) Ở bước 2, thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn đi, phản ứng mới thực hiện được.
(c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.
(d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai vì sau bước 1, thu được hỗn hợp phân lớp do dầu lạc không tan trong dung dịch NaOH
(d) Sai vì mục đích của việc thêm nước để phản ứng thủy phân xảy ra.
Số phát biểu đúng là 2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet