Câu hỏi lý thuyết tổng hợp về amino axit, peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhận xét nào sau đây không đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.

  • Câu B. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị -amino axit.

  • Câu C. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím Đáp án đúng

  • Câu D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

Giải thích:

A. Đúng, Các peptit có 2 liên kết CO–NH trở lên đều tham gia phản ứng màu biure. B. Đúng, Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α -amino axit. C. Sai, Chỉ có lysin làm quỳ tím hóa xanh, còn glyxin và alanin không làm đổi màu quỳ tím. D. Đúng, Tất cả các polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol sau: a) CH3 CH2 CH2 CH2 OH b) CH3 CH(OH)CH2 CH3 c)(CH3 )3COH d)(CH3 )2CHCH2 CH2 OH e) CH2=CH-CH2 OH g) C6 H5 CH2 OH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol sau:

a) CH3 CH2 CH2 CH2 OH

b) CH3 CH(OH)CH2 CH3

c) (CH3 )3COH

d)(CH3 )2CHCH2 CH2 OH

e) CH2=CH-CH2 OH

g) C6 H5 CH2 OH


Đáp án:

Công thức cấu tạo Tên-gốc chức (gốc chức) Tên thay thế Bậc
CH3 CH2 CH2 CH2 OH Ancol butylic Butan -1-ol I
CH3 CH(OH)CH2 CH3 Ancol sec-butylic Butan-2-ol II
(CH3 )3 COH Ancol ter-butylic 2-metyl-propan-2-ol III
(CH3 )2CHCH2 CH2 OH Ancol isoamylic 3-metylbutan-1-ol I
CH2=CH-CH2 OH Ancol alylic Propen-1-ol I
C6 H5 CH2 OH Ancol benzylic Phenyl metanol I

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng với lưu huỳnh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là:

Đáp án:
  • Câu A. H2, Pt, F2.

  • Câu B. Zn, O2, F2.

  • Câu C. Hg, O2, HCl.

  • Câu D. Na, Br2, H2SO4 loãng.

Xem đáp án và giải thích
Hãy lấy một số thí dụ về chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe con người.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy lấy một số thí dụ về chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe con người.


Đáp án:

Các chất gây nghiện : cocain (C17H21O4N), amphetanin, rượu (C2H5OH), nicotin (C10H14N2), cafein (C8H10N4O2)

Xem đáp án và giải thích
Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g . Xác định tên kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g . Xác định tên kim loại.


Đáp án:

Gọi kim loại cần tìm là M, có hóa trị là n

Công thức muối clorua là MCln

Công thức muối nitrat là M(NO3)n. Có số mol là x

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

x(M + 71) = 14,25 và x(M + 124) - x(M + 71) = 7,95

=> x = 1,5 và M = 24

=> M: Mg

Xem đáp án và giải thích
Có các gói bột sau : Al, Fe, Ag, Al2O3. Trình bày cách phân biệt các chất trong mỗi gói bằng phương pháp hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các gói bột sau : Al, Fe, Ag, Al2O3. Trình bày cách phân biệt các chất trong mỗi gói bằng phương pháp hoá học.


Đáp án:

- Dùng dd NaOH: Al phản ứng tạo khí, Al2O3 bị hòa tan không có khí

- Dùng dd HCl: Fe phản ứng tạo khí, Ag không phản ứng.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…