Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic (b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. (d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit (e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. (f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 3 Đáp án đúng

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Giải thích:

Chọn đáp án A (a). Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic (Sai thu được sobitol) (b). Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. Đúng. (c). Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. Đúng. (d). Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit. Sai có cả 1,6 nữa. Đúng. (e). Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. Đúng. Vì bị hút hết nước. (f). Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. (Sai. Glucozơ mới được làm để pha chế thuốc).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau. Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (ºC) Sắt ở dạng Thời gian phản ứng xong (s) 1 1M 25 Lá 190 2 2M 25 Bột 85 3 2M 35 Lá 62 4 2M 50 Bột 15 5 2M 35 Bột 45 6 3M 50 Bột 11 Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng: a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ? b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc? c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau.

Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (ºC) Sắt ở dạng Thời gian phản ứng xong (s)
1 1M 25 190
2 2M 25 Bột 85
3 2M 35 62
4 2M 50 Bột 15
5 2M 35 Bột 45
6 3M 50 Bột 11
 

Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:

a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?

b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?

c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?


Đáp án:

So sánh các điều kiện: nồng độ axit, nhiệt độ của dung dịch H2SO4 loãng và trạng thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra:

a) Thí nghiệm 2,thí nghiệm 4, thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch H2SO.

b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.

c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch H2SO4.

Xem đáp án và giải thích
Polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cặp chất nào sau đây đều thuộc loại polime tổng hợp ?

Đáp án:
  • Câu A. poli(metylmetacrylat) và amilozơ.

  • Câu B. tơ visco và tơ olon.

  • Câu C. tơ xenlulozơ axetat và tơ lapsan.

  • Câu D. poli(vinylclorua) và tơ nilon-6,6.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây không đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thuỷ tinh lỏng

  • Câu B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô

  • Câu C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon

  • Câu D. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hòa

Xem đáp án và giải thích
X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit (amino axit có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được 26,4 gam CO2 và 3,36 lit N2 (đktc). Cho 0,2 mol Y tác dụng với dd NaOH dư thu được m gam muối.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit (amino axit có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được 26,4 gam CO2 và 3,36 lit N2 (đktc). Cho 0,2 mol Y tác dụng với dd NaOH dư thu được m gam muối. Tìm m?


Đáp án:

Đốt X3 hay đốt X1 đều thu 0,6 mol CO2 và 0,15 mol N2

⇒ số Cα-amino axit = 0,6: 0,3 = 2 là Glyxin.

⇒ Thủy phân 0,2 mol Y4 ⇒ 0,8 mol Y1 cần 0,8 mol NaOH thu 0,8 mol muối C2H4NO2Na

⇒ m = 0,8.(75 + 22) = 77,6 gam.

Xem đáp án và giải thích
Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc (dư), đun nóng. Cho toàn bộ khí clo thu được tác dụng hết với một kim loại M có hóa trị 2 thì thu được 22,2 gam muối. Kim loại M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc (dư), đun nóng. Cho toàn bộ khí clo thu được tác dụng hết với một kim loại M có hóa trị 2 thì thu được 22,2 gam muối. Kim loại M là gì?


Đáp án:

Bảo toàn electron: nMCl2 = nMnO2 = 17,4/87 = 0,2 (mol)

⇒ 0,2 (M + 71) = 22,2 ⇒ M = 40 (Ca)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…