Tìm công thức chất khí sinh ra
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là


Đáp án:
  • Câu A.

    NO2.

  • Câu B.

    N2O.

  • Câu C.

    N2.

    Đáp án đúng

  • Câu D.

    NO

Giải thích:

Giải

nMg = 0,28 mol; nMgO = 0,02 mol; nX = 0,04 mol

=> nMg(NO3)2 = nMg + nMgO = 0,3 mol

=> mMg(NO3)2 = 44,4 < 46 gma à muối NH4NO3 sinh ra

=> mNH4NO3 = 46 – 44,4 = 1,6 => nNH4NO3 = 0,02

gọi khí X có dạng NxOy

BT e: 2nMg = 8nNH4NO3 + (5x – 2y).nNxOy

2.0,28 = 8.0,02 + (5x – 2y).0,04

=> 5x – 2y = 10

=> Khí N2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về tính chất của nhôm và hợp chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3?


Đáp án:
  • Câu A. Cho từ từ dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào dung dịch AlCl3.

  • Câu B. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Al(OH)3.

  • Câu C. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

  • Câu D. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Al(OH)3.

Xem đáp án và giải thích
Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là gì?


Đáp án:

Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ.

Xem đáp án và giải thích
Bằng những phản ứng hoá học nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau ? a)  Các kim loại : Al, Mg, Ba, Na. b)  Các dung dịch muối : NaCl, Ba(NO3)2, Al(SO4)3. c)  Các oxit : CaO, FeO, Al2O3. d)  Các dung dịch : NaNO3, Ca(NO3)2, Al(NO3)3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng những phản ứng hoá học nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau ?

a)  Các kim loại : Al, Mg, Ba, Na.

b)  Các dung dịch muối : NaCl, Ba(NO3)2, Al(SO4)3.

c)  Các oxit : CaO, FeO, Al2O3.

d)  Các dung dịch : NaNO3, Ca(NO3)2, Al(NO3)3.




Đáp án:

a) Dùng H2O, nhận biết được 2 nhóm kim loại Na, Ba và Mg, Al. Nhận biết ion Ba2+ trong nhóm ( 1 ) bằng ion CO3 2- . Nhận biết kim loại Al trong  nhóm (2) bằng dung dịch NaOH.

b) Nhận biết ion Al3+ bằng dung dịch NaOH, sau đó nhận biết ion Ba2+ bằng dung dịch muối cacbonat, còn lại là dung dịch chứa Na+.

c) Dùng H2O nhận biết CaO, dùng dung dịch NaOH nhận biết A12O3, chất còn lại là FeO.

d) Dùng dung dịch NaOH nhận biết: Al(NO3)3 tạo kết tủa sau đó tan trong dung dịch NaOH dư ; Ca(NO3)2 làm dung dịch vẩn đục, còn lại là NaNO3.

 

Xem đáp án và giải thích
Năng lượng của các obitan 2px,2py,2pz có khác nhau không? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Năng lượng của các obitan 2px,2py,2pz có khác nhau không? Vì sao?


Đáp án:

Năng lượng của các obitan 2px,2py,2pz không khác nhau.

Vì phân lớp p có 3obitan trên cùng 1 phân lớp có mức năng lượng như nhau chỉ khác nhau về sự định hướng trong không gian.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình điện li của các chất sau: a. Các axit yếu H2S; H2CO3 b. Bazơ mạnh: LiOH c. Các muối: K2CO3, NaClO, NaHS d. Hiđroxit lưỡng tính: Sn(OH)2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình điện li của các chất sau:

a. Các axit yếu H2S; H2CO3

b. Bazơ mạnh: LiOH

c. Các muối: K2CO3, NaClO, NaHS

d. Hiđroxit lưỡng tính: Sn(OH)2


Đáp án:

a. Các axit yếu H2S; H2CO3:

H2S ⇆ H+ + HS-

HS- ⇆ H+ + S2-

H2CO3 ⇆ H+ + HCO3-

HCO3- ⇆ H+ + CO32-

b. Bazơ mạnh LiOH

LiOH → Li+ + OH-

c. Các muối K2CO3, NaClO, NaHS

K2CO3 → 2K+ + CO32-

NaClO → Na+ + ClO-

NaHS → Na+ + HS-

HS- ⇆ H+ + S2-

d. Hiđroxit lưỡng tính Sn(OH)2:

Sn(OH)2 ⇆ Sn2+ + 2OH-

Hoặc H2SnO2 ⇆ 2H+ + SnO22-

4. Đáp án D

Do CH3COOH là chất điện li yếu nên trong nước chỉ phân li một phần

CH3COOH ⇆ H+ + CH3COO-

Vì vậy [H+] < [CH3COOH ] ⇒ [H+] < 0,1M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…