Chất nào khi bị oxi hoá chậm trong cơ thể cung cấp nhiều năng lượng nhất ?
Câu A. Gluxit.
Câu B. Lipit. Đáp án đúng
Câu C. Protein.
Câu D. Tinh bột.
Chất lipit khi bị oxi hoá chậm trong cơ thể cung cấp nhiều năng lượng nhất. Þ Đáp án: B
Trong mỗi trường hợp sau đây, hãy dẫn ra một phương trình hóa học của phản ứng để minh họa :
a. Nguyên tử Mg bị oxi hóa
b. Ion Mg2+ bị khử
c. Ion magie có số oxi hóa không thay đổi
a. Mg + FeSO4→ MgSO4 + Fe
Mg → Mg2+ + 2e
b. MgCl2 (đpnc)→ Mg + Cl2
Mg2+ + 2e → Mg
c. 2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?
b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?
e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.
b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.
c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.
e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit X bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 0,5 mol gilixerol và 459 gam muối khan. Giá trị của m là:
Câu A. 444
Câu B. 442
Câu C. 443
Câu D. 445
Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X (là chất lỏng ở điều kiện thường) thu được CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ 2:1. Công thức phân tử của X có thể là công thức nào sau đây?
Câu A. C4H4
Câu B. C5H12
Câu C. C6H6
Câu D. C2H2
a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?
b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
a)- Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, người ta sắp xếp thành các dãy nguyên tố gọi là chu kì (trừ chu kì 1).
- Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau để sắp các nguyên tố thành nhóm.
b) Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (Trừ chu kì 1).
Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3.
Chu kì 1 có 2 nguyên tố.
Chu kì 2, 3 đều có 8 nguyên tố.
Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.
Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.
Chu kì 6 có 32 nguyên tố.
Chu kì 7 mới tìm thấy 32 nguyên tố.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet