Cân bằng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong dung dịch muối đicromat luôn có cân bằng: 2Cr2O7(2-) da cam + H2O <-> 2CrO4- + 2H+ Nếu thêm dung dịch axit HBr đ ặc và dư vào dung dịch K 2Cr2O7 thì dung dịch chuyển thành:

Đáp án:
  • Câu A. Màu da cam. Đáp án đúng

  • Câu B. Màu vàng.

  • Câu C. Màu xanh lục.

  • Câu D. Không màu.

Giải thích:

Thêm H+ thì cân bằng chuyển sang trái.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan một lượng BaO vào nước dư thu được dung dịch chứa 17,1 gam Ba(OH)2. Tính khối lượng BaO đã phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan một lượng BaO vào nước dư thu được dung dịch chứa 17,1 gam Ba(OH)2. Tính khối lượng BaO đã phản ứng?


Đáp án:

Số mol Ba(OH)2 là: nBa(OH)2 = 0,1 mol

BaO + H2O → Ba(OH)2

0,1 ← 0,1 (mol)

Khối lượng BaO đã phản ứng là:

mBaO = nBaO.MBaO = 0,1.153 = 15,3 gam

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Fe + S to → FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

MZ = 5.2 = 10; Chọn 1 mol Z

⇒ nH2 + nH2S = 1

2nH2 + 34nH2S=10

⇒ nH2 = 0,75 ; nH2S = 0,25

nFeS = nH2S = 0,25 mol; nFe (dư) = nH2 = 0,75 mol

⇒ nFe(bđ) = 0,25 + 0,75 = 1 (mol) ⇒ nS(bđ) = 0,25.100/50 = 0,5 (mol)

⇒ a : b = 1 : 0,5 = 2 : 1

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?


Đáp án:
  • Câu A. Amilozơ

  • Câu B. Nilon-6,6

  • Câu C. Cao su isopren

  • Câu D. Cao su buna

Xem đáp án và giải thích
Tại sao băng phiến và iot dễ dàng thăng hoa và không dẫn điện? Biết rằng băng phiến thuộc mạng tinh thể phân tử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao băng phiến và iot dễ dàng thăng hoa và không dẫn điện? Biết rằng băng phiến thuộc mạng tinh thể phân tử.


Đáp án:

Băng phiến và iot dễ thăng hoa và không dẫn điện vì băng phiến và iot có cấu trúc tinh thể phân tử; các phân tử trung hòa điện và liên kết với nhau rất yếu.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học và thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau (chép vào vở bài tập) a) ?Cu + ? → 2CuO b) Zn + ?HCl → ZnCl2 + H2 c) CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy chọn hệ số và công thức hóa học và thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau (chép vào vở bài tập)

a) ?Cu + ? → 2CuO

b) Zn + ?HCl → ZnCl2 + H2

c) CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?


Đáp án:

Phương trình hóa học của phản ứng:

a) 2Cu + O2 → 2CuO

b) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

c) CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…