Các phản ứng không phải oxi hóa - khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) NH3 + dung dịch FeCl3 →                   (2) O3 + dung dịch KI →

(3) NaOH + dung dịch NaHS →                (4) CO2 + dung dịch Na2CO3 →

(5)  Na2SO3 + dung dịch HCl →               (6) Fe + dung dịch HCl  →

A. 2, 3, 4, 5                B. 1, 3, 4, 5                C.  2, 3, 5        D. 1, 3, 5, 6

Các phản ứng không phải phản ứng oxi hóa – khử:


Đáp án:
  • Câu A.

    A

  • Câu B.

    B

    Đáp án đúng

  • Câu C.

    C                              

  • Câu D.

    D

Giải thích:

FeCl3 +3NH+3H2O → Fe(OH)3 + 3NH4Cl

O3 + 2KI +H2O → O+ 2KOH + I2

NaOH + NaHS = H2O + Na2S

H2O + Na2CO3 + CO2 = 2NaHCO3

2HCl + Na2SO3 = 2NaCl + SO2 + H2O

Fe + 2HCl = FeCl2 + H2

Đáp án B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất chỉ thị axit - bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất chỉ thị axit - bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.


Đáp án:

Chất chỉ thị axit - bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch

Màu của quỳ tím trong các khoảng pH khác nhau:

pH pH ≤ 6 6 < pH < 8 pH ≥ 8
Quỳ Đỏ Tím Xanh

Màu của phenolphtalien trong các khoảng pH khác nhau:

pH pH < 8,3 8,3 ≤ pH ≤ 10
Phenolphtalien Không màu Hồng

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 5,6 gam Fe vào H2SO4 loãng, rất dư thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch KMnO4 0,5M. Tính V.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 5,6 gam Fe vào H2SO4 loãng, rất dư thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch KMnO4 0,5M. Tính V.


Đáp án:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,1mol

10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

   0,1

BTe => nFe = 0,1 => nFe2+ = 0,1mol

nFe2+ = 5nKMnO4 => nKMnO4 = 0,02 mol

=> V = 0,04 lít = 40 ml

Xem đáp án và giải thích
Hãy chỉ ra những tính chất hoá học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuaric. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chỉ ra những tính chất hoá học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuaric. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ?


Đáp án:

Những tính chất khác biệt:

+ Với axit H2SO4 loãng có tính axit, còn H2SO4 đặc mới có tính oxi hoá mạnh, còn axit HNO3 dù là axit đặc hay loãng đề có tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử.

+ H2SO4 loãng không tác dụng được với các kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học như axit HNO3.

   Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2

   3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Những tính chất chung:

∗ Với axit H2SO4 loãng và HNO3 đều có tính axit mạnh

+ Thí dụ:

Đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

 

    2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 6H2O

   Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + H2O + SO2

∗ Với axit H2SO4(đặc) và axit HNO3 đều có tính oxi hoá mạnh

+ Thí dụ:

Tác dụng được với hầu hết các kim loại (kể cả kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học) và đưa kim loại lên số oxi hoá cao nhất.

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

    Cu + 2H2SO4(đặc) → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Tác dụng với một số phi kim (đưa phi kim lên số oxi hoá cao nhất)

    C + 2H2SO4(đặc) → CO2↑ + 2SO2↑ + 2H2O

    S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO↑

Tác dụng với hợp chất( có tính khử)

    3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

    2FeO + 4H2SO4(đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

Cả hai axit khi làm đặc nguội đều làm Fe và Al bị thụ động hoá (có thể dùng bình làm bằng nhôm và sắt để đựng axit nitric và axit sunfuaric đặc)

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi ăn trầu người ta quệt thêm vôi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi ăn trầu người ta quệt thêm vôi?


Đáp án:

Vì trong miếng trầu có vôi (chất kiềm) để khử arecolin trong hạt cau (chất này có tính độc) tạo thành arecaidin (màu đỏ) không độc mà có khả năng gây hưng phấn, da mặt hồng hào,…

Xem đáp án và giải thích
Thực hành tính chất của một số hiđrocacbon thơm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành tính chất của một số hiđrocacbon thơm


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Tính chất của benzen

- Tiến hành TN:

    + Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2ml nước brom

    + Cho vào ống thứ nhất 5 giọt benzen

    + Cho vào ống thứ hai 5 giọt dầu thông

    + Cho vào ống thứ ba 5 giọt hexan

- Hiện tượng, giải thích:

    + Ống 1: Dung dịch tách lớp: Lớp chất lỏng phía trên là dung dịch brom trong benzen có mày vàng, lớp dưới là nước không màu.

Do benzen không phản ứng với nước brom nhưng hòa tan brom tốt hơn nước.

    + Ống 2: Dung dịch brom bị mất màu da cam

Dầu thông là Tecpen (C10H16). Brom cộng vào nối đôi của tecpen tạo dẫn xuất đihalogen không màu.

    + Ống 3: Dung dịch tách lớp và không đổi màu.

Do hexan không tác dụng với nước brom.

Thí nghiệm 2: Tính chất của toluen

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm A: mẩu I2, ống nghiệm B: 2ml dd KMnO4 loãng, ống nghiệm C: 2 ml nước brom

    + Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5 ml toluen

- Hiện tượng, giải thích:

    + Ống A: Khi nhỏ toluen vào ống nghiệm chứa I2, lắc kĩ, để yên thấy dung dịch có màu tím nâu.

Do I2 đã tan trong toluen.

    + Ống B: Dung dịch tách lớp: Lớp toluen không màu nổi lên trên, lớp KMnO4 màu tím ở phía dưới.

Do toluen không phản ứng với dd KMnO4 ở nhiệt độ thường.

    + Ống C: Dung dịch phân lớp: Toluen hòa tan trong brom tạo thành lớp chất lỏng màu vàng nhạt nổi phía trên. Dung dịch nước brom ở phía dưới bị nhạt màu.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…