Hòa tan hết 3,24 gam kim loại X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,032 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Kim loại X là
Ta có: nH2 = 0,18 mol
Kim loại X hóa trị n, bảo toàn electron: (3,24n)/X = 0,18.2
=> X = 9n
=> n = 3 và X = 27
=> X là Al.
Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa, đó là những hạt nào?
Nguyên tử tạo thành từ ba loại nhỏ hơn nữa là: proton, electron và nơtron.
Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với 58,14g Al2(SO4)3 thu được 23,4g kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của V?
Số mol Al3+ = 0,34 mol.
Số mol Al(OH)3 = 0,3 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp xảy ra.
+ TH1: Al3+ dư → Chỉ tạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3 . 0,3 = 0,9 mol.
→ V(dd NaOH) = 2,25 lít = Vmin
+ TH2: Al3+ hết → tạo
→ Số mol OH- = 3 . 0,3 + 4 . 0,04 = 1,06 mol
→ V(dd NaOH) = 2,65 lít = Vmax.
Cho 3,36 lít Hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là gì?
CxHy + nAgNO3 + nNH3 → CxHy-nAgn + nNH4NO3
n ↓ = nX = 3,36/22,4 = 0,15 (mol) ⇒ M ↓ = 36/0,15 = 240
MX = M ↓ - 107n ⇒ n = 2; MX = 26 (C2H2)
Làm bay hơi 300g nước ra khỏi 700g dung dịch muối 12%, nhận thấy 5g muối tách khỏi dung dịch bão hòa. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hòa trong điều kiện thí nghiệm trên.
Khối lượng muối có trong dung dịch ban đầu: mct = (C%.mdd)/100 = 84g
Khối lượng muối có trong dung dịch bão hòa:
mct = mmuối = 84 -5 = 79(g)
Khối lượng dung dịch muối sau khi bay hơi:
mdd = 700 – (300 + 5) = 395(g)
Nồng độ phần trăm của dung dịch bão hòa: C% = (79/395).100 = 20%
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng xanh (xanh rêu). Chất X là
FeCl2 tạo Fe(OH)2 màu trắng xanh.
2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + NaCl → kết tủa màu trắng xanh.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet