Các chất tác dụng với HCl và NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

Đáp án:
  • Câu A. Al, Zn, Na. Đáp án đúng

  • Câu B. Al, Zn, Cr.

  • Câu C. Ba, Na, Cu.

  • Câu D. Mg, Zn, Cr.

Giải thích:

Dãy gồm các kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là: Al, Zn, Na.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng tạo chất rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là :

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là bao nhiêu?


Đáp án:

Cứ 278 gam FeSO4.7H2O có 152 gam FeSO

=> 55,6 gam FeSO4.7H2O có x (g) FeSO4

Khối lượng FeSO4 là mFeSO4 = 55,6.152/278 = 30,4 (gam)

Số mol FeSO4 nFeSO4 = 30,4/152 = 0,2 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

nH2 = nFeSO4 = 0,2 (mol) => VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Nhôm cháy trong oxi tạo ra nhôm oxit Al2O3. Khi đốt cháy 54 gam nhôm trong oxi dư thì tạo ra số mol Al2O3 là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhôm cháy trong oxi tạo ra nhôm oxit Al2O3. Khi đốt cháy 54 gam nhôm trong oxi dư thì tạo ra số mol Al2O3 là bao nhiêu?


Đáp án:

nAl = 2 mol

4Al + 3O2 --t0-->  2Al2O3

2 →1 (mol)

Vậy nAl2O3 = 1mol.

Xem đáp án và giải thích
Ở 20oC hoà tan 30g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Ở 20oC hoà tan 30g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là bao nhiêu?


Đáp án:

Độ tan của muối KNO3 trong nước ở 20oC là:

Áp dụng công thức: S = 30/95 . 100 = 31,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?


Đáp án:

Chỉ có 1 este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime là metyl metacrylat:

CH2=C(CH3)-COOCH3 —> (-CH2-C(CH3(COOCH3)-)n.

Các este còn lại không có C=C nên không tham gia phản ứng trùng hợp.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…