Các câu sau đây đúng hay sai? a) Sự đốt cháy natri trong khí clo là một phản ứng oxi hóa - khử. b) Na2O bao gồm các ion Na2+ và O2-. c) Khi tác dụng với CuO, CO là chất khử. d) Sự oxi hóa ứng với sự giảm số oxi hóa của một nguyên tố. e) Sự khử ứng với sự tăng số oxi hóa của một nguyên tố.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các câu sau đây đúng hay sai?

a) Sự đốt cháy natri trong khí clo là một phản ứng oxi hóa - khử.

b) Na2O bao gồm các ion Na2+ và O2-.

c) Khi tác dụng với CuO, CO là chất khử.

d) Sự oxi hóa ứng với sự giảm số oxi hóa của một nguyên tố.

e) Sự khử ứng với sự tăng số oxi hóa của một nguyên tố.


Đáp án:

Câu đúng là a, c

a) 4Na + O2 -to→ 2Na2O

c) CuO + CO -to→ Cu + CO2 ( C+2 → C+4 + 2e: chất khử, sự oxi hóa)

Câu sai là b, d, e:

b) Na2O bao gồm các ion Na+ và O2-

d) Sự oxi hóa ứng với sự tăng số oxi hóa

e) Sự khử ứng với sự giảm số oxi hóa

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra

b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Fe2O3 + 3H2 --t0--> 3H2O + 2Fe

b) Số mol sắt thu được: nFe = 0,2 (mol)

Fe2O3 + 3H2 --t0--> 2Fe + 3H2O

0,1 ← 0,2 (mol)

Khối lượng oxit sắt tham gia phản ứng:

mFe2O3 = nFe2O3 . MFe2O3 = 0,1 . (56 . 2 + 16 . 3) = 16 gam

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala mạch hở bằng dung dịch KOH (vừa đủ), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala mạch hở bằng dung dịch KOH (vừa đủ), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là?


Đáp án:

nGly-Ala = a mol ⇒ (75 + 38)a + (89+ 38)a = 2,4 ⇒ a =0,01 mol

⇒ m = 0,01(75 + 89 -18) = 1,46 gam

Xem đáp án và giải thích
Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí là gì?


Đáp án:

Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nitơ với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.

Xem đáp án và giải thích
Trong số các tính chất kể cả dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dung dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được: Màu sắc , tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong số các tính chất kể cả dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dung dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được:

   Màu sắc , tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.


Đáp án:

   - Tính chất quan sát trực tiếp: màu sắc, trạng thái.

   - Tính chất dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.

   - Tính chất phải làm thí nghiệm: tính tan trong nước, tính dẫn điện, tính cháy được.

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 2 


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1:

- Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- Giải thích: Do khí amoniac từ bông đã di chuyển theo các phân tử không khí trong bình, tới giấy quỳ thì làm giấy quỳ hoá xanh.

2. Thí nghiệm 2:

- Hiện tượng:

• Ở cốc 1, sau khi khuấy thì cốc nước có màu tím.

• Ở cốc 2, chỉ có những chỗ có thuốc tím thì có màu tím, nhưng để lâu thì hết cốc nước sẽ có màu tím.

- Giải thích:

• Ở cốc 1 là do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc có màu tím.

• Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…