Biểu thức liên hệ giữa a, b và m
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam bột sắt vào dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi các phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được a gam kết tủa T gồm hai hidroxit kim loại. Nung T đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b có thể là

Đáp án:
  • Câu A. m = 8,225b – 7a.

  • Câu B. m = 8,575b – 7a. Đáp án đúng

  • Câu C. m = 8,4 – 3a.

  • Câu D. m = 9b – 6,5a.

Giải thích:

- BT: Fe => nFe = nFe(OH)2 = m/56 mol; => nFe2O3 = m/112 mol => mFe(OH)2 = 45m/28 gam. Mà mFe2O3 + mCuO = b => mCuO = [b - (10m)/7] gam. - BT: Cu => mCu(OH)2 = [49b - 70 m]/40 gam. - Ta có: mFe(OH)2 + mCu(OH)2 = a => 45m/28 + [49b - 70 m]/40 = a => m = 8,575b – 7a. => B.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam natri vào nước, ta thu được 1,5 lít dung dịch có pH = 13. Tính m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam natri vào nước, ta thu được 1,5 lít dung dịch có pH = 13. Tính m.



Đáp án:

pH =13 nghĩa là [H+ ] = 10-13 hay [OH- ] =0,1 M

=> n( NaOH ) =0,1. 1,5 = 0,15 mol = n(Na)

Vậy m(Na) =0,15 . 23 = 3,45 g

Xem đáp án và giải thích
Chất nào trong những chất sau có liên kết hiđro ? Từ đó hãy dự đoán thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất : anđehit axetic ( M=58 g/mol), propan ( M=44 g/mol), ancol etylic (M=46g/mol), đimetyl ete (M=46 g/mol).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất nào trong những chất sau có liên kết hiđro ? Từ đó hãy dự đoán thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất : anđehit axetic ( M=58 g/mol), propan ( M=44 g/mol), ancol etylic (M=46g/mol), đimetyl ete (M=46 g/mol).



Đáp án:

Chất có khả năng tạo liên kết hiđro là : ancol etylic.

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi : propan < đimetyl ete < anđehit axetic < ancol etylic.




Xem đáp án và giải thích
Metyl amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch metyl amin tác dụng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây (trong điều kiện thích hợp)?

Đáp án:
  • Câu A. CH2=CH-COOH, NH3 và FeCl2.

  • Câu B. NaOH, HCl và AlCl3.

  • Câu C. CH3COOH, FeCl2 và HNO3.

  • Câu D. Cu, NH3 và H2SO4.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày hiện tượng và viết các phương trình hóa học của 3 thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày hiện tượng và viết các phương trình hóa học của 3 thí nghiệm.


Đáp án:

Thí nghiệm 1

- Có bọt khí thoát ra từ mặt viên kẽm, mảnh kẽm tan dần.

- Đốt khí thoát ra từ đầu ống thí nghiệm, khí cháy trong không khí với ngọn lửa xanh mờ (khí H2)

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

2H2 + O2 → 2H2O.

Thí nghiệm 2

- Khí hiđro sinh ra theo ống dẫn khí vào đẩy không khí,đẩy nước ra và chiếm chỗ trong lọ.

- Đưa lọ đựng khí hiđro lại gần ngọn lửa đèn cồn: nếu hiđro tinh khiết chỉ nghe tiếng nổ nhỏ.

Thí nghiệm 3

- CuO từ màu đen chuyển dần thành màu đỏ (đồng kim loại) đồng thời có hơi nước thoát ra.

- Phương trình hóa học:

CuO + H2 → Cu + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Phân tử bazo là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử bazo là gì?


Đáp án:

- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH).

- Ví dụ : NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,...

Công thức chung: M(OH)n

Trong đó: M : là nguyên tử kim loại.

n : là số nhóm hiđroxit (-OH).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…