Biết rằng khí etilen C2H4 cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước. a) Lập phương trình hóa học phản ứng xảy ra? b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phân tử cacbon đioxit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Biết rằng khí etilen C2H4 cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước.

a) Lập phương trình hóa học phản ứng xảy ra?

b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phân tử cacbon đioxit.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O.

b) Số phân tử C2H4 : số phân tử oxi là 1 : 3

Số phân tử C2H4 : số phân tử cacbon đioxit = 1: 2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết chung về cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tinh bột được tạo thành ở cây xanh nhờ phản ứng


Đáp án:
  • Câu A. Thủy phân

  • Câu B. Quang hợp

  • Câu C. Hóa hợp

  • Câu D. Phân hủy

Xem đáp án và giải thích
Tính thể tích hiđro (đktc) cần dùng để điều chế 5,6 gam Fe từ FeO?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích hiđro (đktc) cần dùng để điều chế 5,6 gam Fe từ FeO?


Đáp án:

nFe = 0,1(mol)

Phương trình hóa học:

FeO + H2 --t0--> Fe + H2O

               0,1 ← 0,1 (mol)

Thể tích hiđro cần dùng là: VH2 = 22,4.nH2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng của xút
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. Cồn.

  • Câu B. Giấm ăn.

  • Câu C. Muối ăn.

  • Câu D. Xút.

Xem đáp án và giải thích
a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích. c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích.

c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?


Đáp án:

a) Tinh thể ion: NaCl; MgO; CsBr; CsCl.

Tinh thể nguyên tử: Kim cương.

Tinh thể phân tử: Băng phiến, iot, nước đá, cacbon đioxit.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy: Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn,khó bay hơi,khó nóng chảy.

Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn, vì vậy tinh thể nguyen tử đều bền vững, khá cững, khó nóng chảy, khó bay hơi.

Trong tinh thể phân tử các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vây tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

c) Không có tinh thể nào có thể dẫn điện ở trạng thái rắn. Tinh thể dẫn điện được nóng chảy và khi hòa tan trong nước là: tinh thể ion.

Xem đáp án và giải thích
Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là khí nào?


Đáp án:

Khí có thể thu được khi để đứng bình là những khí nặng hơn không khí, hay có khối lượng mol > 29 g/mol

MCO2 = 12+2.16 = 44 g/mol

MSO2 = 32+2.16 = 64 g/mol

MN2O = 14.2+16 = 44 g/mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…