Biết Ca có hóa trị II, nhóm (PO4) có hóa trị III. Tìm công thức hóa học của hợp chất này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết Ca có hóa trị II, nhóm (PO4) có hóa trị III. Tìm công thức hóa học của hợp chất này?


Đáp án:

Đặt công thức hóa học của hợp chất có dạng Cax(PO4)y.

Theo quy tắc hóa trị có: II.x = III.y

Chuyển thành tỉ lệ: x/y = III/II = 3/2

Lấy x = 3 thì y = 2. Công thức hóa học của hợp chất là: Ca3(PO4)2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giải thích vì sao kim loại đề có tính chất vật lý chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và ánh kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích vì sao kim loại đề có tính chất vật lý chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và ánh kim?


Đáp án:

Tính chất vật lý chung của kim loại có được là do trong cấu tạo mạng tinh thể kim loại có các electron tự do chuyển động trong mạng tinh thể kim loại.

Xem đáp án và giải thích
Cho 10,8g kim loại M có hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 10,8g kim loại M có hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.


Đáp án:

Gọi M là khối lượng mol của kim loại

2M     +     3Cl2     →    2MCl3

10,8 g                                53,4 g

Theo pt: nM = nMCl3 ⇒ 10,8/M = 53,4/(M + 35,5.3)

⇒ M = 27 (g). Vậy M là nhôm (Al)

Xem đáp án và giải thích
Obitan py có dạng hình số tám nổi
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Obitan py có dạng hình số tám nổi 


Đáp án:
  • Câu A. được định hướng theo trục z

  • Câu B. được định hướng theo trục y.

  • Câu C. được định hướng theo trục x.

  • Câu D. không định hướng theo trục nào.

Xem đáp án và giải thích
Tính chất hóa học của ancol và benzylic
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ở dạng lỏng, phenol và ancol benzylic đều phản ứng với

Đáp án:
  • Câu A. dung dịch NaCl.

  • Câu B. dung dịch NaHCO3.

  • Câu C. dung dịch NaOH.

  • Câu D. kim loại Na.

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất? b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình? e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…