Bảng tuần hoàn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cation M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d6. Anion X − có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4p6. Cấu hình electron của nguyên tử M và X ở trạng thái cơ bản lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. [Ar]3d9 và [Kr]5s1

  • Câu B. [Ar]3d9 và [Ar]3d10 4s2 4p5

  • Câu C. [Ar]3d7 4s2 và [Ar]3d10 4s2 4p5 Đáp án đúng

  • Câu D. [Ar]3d7 4s2 và [Kr]5s1

Giải thích:

A. [Ar]3d9 và [Kr]5s1. Loại ngay vì không có phân lớp 3d9 B. [Ar]3d9 và [Ar]3d10 4s2 4p5. Loại ngay vì không có phân lớp 3d9. C. [Ar]3d7 4s2 và [Ar]3d10 4s2 4p5. Thỏa mãn D. [Ar]3d7 4s2 và [Kr]5s1. Sai vì X− có cấu hình [Kr]5s2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là


Đáp án:

Glixin: H2NCH2COOH => có 2O

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là 2.

Xem đáp án và giải thích
Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào: a) Dung dịch HCl. b) Dung dịch NaOH. c) Dung dịch NaCl. d) Nước. Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:

a) Dung dịch HCl.

b) Dung dịch NaOH.

c) Dung dịch NaCl.

d) Nước.

Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.


Đáp án:

Trường hợp đúng là b). Vì dung dịch này phản ứng được với khí Clo tạo thành muối.

Cl2 (k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(l)

Xem đáp án và giải thích
Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Tìm kim loại trong muối
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Tìm kim loại trong muối


Đáp án:

Khí thoát ra ở anot chính là Clo với số mol bằng: nClo = 0,02 (mol)

Tại catot: Mn+ + ne → M

Theo định luật bảo toàn khối lượng mM = mmuối – mClo = 2,22 – 0,02.71 = 0,8 (gam)

Tại anot: 2Cl- → Cl2 + 2e

Theo định luật bảo toàn e ta có nM = 0,4/n ⇒ M = 20.n ⇒ n = 2 và M là Ca.

Xem đáp án và giải thích
Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.


Đáp án:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Thí dụ:

CaO + CO2 → CaCO3.

2Cu + O2 → 2CuO.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Thí dụ:

2HgO → 2Hg + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 35,05 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và KCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 35,05 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và KCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

Ta có: nFeCl2 = 0,1 mol; nKCl = 0,3 mol

Các phản ứng tạo kết tủa:

Ag+ + Cl- → AgCl

Ag+ + Fe3+ → Ag + Fe2+

m = mAgCl + mAg = 82,55 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…