Bảng dưới đây cho biết bán kính nguyên tử và năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử một số nguyên tố. Nguyên tố Na Mg Al Si P S Cl Bán kính nguyên tử (nm) 0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099 Năng lượng ion hóa thứ nhất (kJ/mol) 497 738 578 786 1012 1000 1251 Dựa vào các dữ kiện trên, hãy rút ra những nhận xét sau: a) Sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì. b) Sự biến đổi năng lượng ion hóa I1 của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bảng dưới đây cho biết bán kính nguyên tử và năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử một số nguyên tố.

 
Nguyên tố Na Mg Al Si P S Cl
Bán kính nguyên tử (nm) 0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099
Năng lượng ion hóa thứ nhất (kJ/mol) 497 738 578 786 1012 1000 1251

Dựa vào các dữ kiện trên, hãy rút ra những nhận xét sau:

a) Sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì.

b) Sự biến đổi năng lượng ion hóa I1 của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.


Đáp án:

a) Trong một chu kì, từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần.

b) Trong một chu kì, từ trái sang phải, năng lượng ion hóa I1 tăng dần.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần : CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k) Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :

CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k)

Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :

a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :

1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?

2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?

3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?

4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?

b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.


Đáp án:

a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).

2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.

3. Sau lần nụng thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.

4. Ống nghiệm D.

b) Phần tính toán :

Theo phương trình hoá học :

124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.

Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :

mCuO = 80x12,4/124 = 8g

Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.

Xem đáp án và giải thích
Tổng số hạt proton, nowtron, electron của ion M2+ là 34, biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số hạt proton, nowtron, electron của ion M2+ là 34, biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử M là gì?


Đáp án:

Ta có: 2p - 2 + n = 34 và 2p - 2 = n + 10 ⇒ p = 12

Cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s2

Xem đáp án và giải thích
Có những chất sau : Cu, Zn, MgO, NaOH, Na2CO3. Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng với những chất đã cho để chứng minh rằng hai axit này có tính chất hoá học giống nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất sau : Cu, Zn, MgO, NaOH, Na2CO3. Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng với những chất đã cho để chứng minh rằng hai axit này có tính chất hoá học giống nhau.


Đáp án:

- Dung dịch HCl, H2SO4 loãng không tác dụng với Cu;

- Dung dịch HCl, H2SO4 loãng đều tác dụng với kim loại (Zn), oxit bazơ (MgO), bazơ (NaOH) và muối (Na2CO3).

Phương trình hóa học của HCl:

Zn + HCl → ZnCl2 + H2

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

Phương trình hóa học của H2SO4:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

Xem đáp án và giải thích
Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?


Đáp án:

Tích số ion của nước là tích số của nồng độ H+ và nồng độ OH- ([H+][OH- ] ) trong nước và cả trong các dung dịch loãng của các chất khác nhau. Ở 25oC bằng thực nghiệm, người ta xác định được [H+] = [OH-] = 10-7 (M).

Vậy tích số ion của nước (ở 25oC) là [H+][OH-] = 10-14.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng.


Đáp án:

- Cho 3 chất lỏng tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là stiren.

- Với 2 hỗn hợp phản ứng còn lại ta đem đun nóng, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 (nóng) thì là toluen, còn lại là benzen.

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…