Điện phân 200 ml dung dịch muối CuSO4 trong thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Dung dịch sau điện phân cho tác dụng với dd H2S dư thu được 9,6g kết tủa đen. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là
Câu A. 2M
Câu B. 1,125M
Câu C. 0,5M
Câu D. 1M Đáp án đúng
Quá trình điện phân có thể xảy ra các phản ứng: Catot (-): Cu2+ + 2e --> Cu; 2H2O + 2e --> H2 + 2OH- (*); Anot(+): 2H2O --> 4H+ + O2 + 4e; Sau điện phân: Cu2+ + S2- --> CuS (kt đen); nCu2+ dư = nCuS = 0,1 mol; => Chứng tỏ Cu2+ dư => chưa có quá trình (*) Gọi số mol Cu2+ bị điện phân là x mol => nO2 = 0,5x mol; => mdd giảm= mCu + mO2 = 64x + 32.0,5x = 8g; => x = 0,1 mol; => nCu2+ bđ = nCu2+ dư + n(Cu2+ đp) = 0,2 mol; C(M)CuSO4 = 1M; => Đáp án D
Tơ nào dưới đây là tơ nhân tạo?
Câu A. Tơ nitron
Câu B. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu C. Tơ tằm.
Câu D. Tơ capron.
Trong công nghiệp để xứ lí khí thải H2S người ta hấp thụ và oxi hóa H2S theo sơ đồ sau:
H2S --Na2CO3→ NaHS --O2→ S
H2S --Fe2O3→ Fe2S3 ---O2 → S
Hãy giải thích và viết các phương trình của phản ứng xảy ra.
Xử lý H2S bằng cách biến nó thành bột S không độc
2H2S + Na2CO3 → 2NaHS + CO2 + H2O
2NaHS + O2 → 2NaOH + 2S
3H2S + Fe2O3 → Fe2S3 + 3H2O
2Fe2S3 + 3O2 → 2Fe2O3 + 6S
X là chất rất cứng, không giòn và trong suốt. X là :
Câu A. thuỷ tinh quang học.
Câu B. thuỷ tinh Pirec.
Câu C. thuỷ tinh hữu cơ.
Câu D. thuỷ tinh pha lê.
Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói,…cây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm. Điều đó giải thích như thế nào ?
iệc gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí là do nguồn chất thải dưới dạng khí thải, nước thải, chất rắn thải…
– Những chất thải này có thể dưới dạng khí độc như: SO2, H2S, CO2, CO, HCl, Cl2…có thể tác dụng trực tiếp hoặc là nguyên nhân gây mưa axit làm hại cho cây.
– Nguồn nước thải có chứa kim loại nặng, các gốc nitrat, clorua, sunfat…sẽ có hại đối với sinh vật sống trong nước và thực vật.
– Những chất thải rắn như xỉ than và một số chất hóa học sẽ làm cho đất bị ô nhiễm, không thuận lợi cho sự phát triển của cây.
Do đó để bảo vệ môi trường các nhà máy cần được xây dựng theo chu trình khép kín, đảm bảo khử được phần lớn chất độc hại trước khi thải ra môi trường.
Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Số mol glucozơ là: nGlucozo = 0,2 mol
C5H11O5CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2 NH4NO3
Số mol Ag = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg = 0,4.108 = 43,2 (g)
Số mol AgNO3 = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg = 0,4.170 = 68 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB