Bài toán tính hệ số polime hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một phân tử polietylen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietylen này là:


Đáp án:
  • Câu A. 20000

  • Câu B. 2000 Đáp án đúng

  • Câu C. 1500

  • Câu D. 15000

Giải thích:

Ta có: M(-CH2-CH2-)n = 56000 Þ n = 56000/28 = 2000

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho một thanh sắt nặng 5,6 gam vào bình đựng dung dịch axit clohiđric loãng, dư thu được dung dịch A và khí bay lên. Cô cạn dung dịch A được m gam muối rắn. Hỏi muối là gì và tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một thanh sắt nặng 5,6 gam vào bình đựng dung dịch axit clohiđric loãng, dư thu được dung dịch A và khí bay lên. Cô cạn dung dịch A được m gam muối rắn. Hỏi muối là gì và tìm m?


Đáp án:

Số mol Fe là: nFe = 0,1 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 → 0,1 (mol)

Cô cạn dung dịch A thu được muối rắn là FeCl2

Khối lượng FeCl2 thu được là:

mFeCl2 = nFeCl2.MFeCl2 = 0,1.127 =12,7gam

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào khối lượng riêng của các kim loại kiềm (xem bảng 6.1 trong bài học) để tính thể tích mol nguyên tử của chúng ở trạng thái rắn. Có nhận xét gì về sự biến đổi thể tích mol nguyên tử với sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào khối lượng riêng của các kim loại kiềm (xem bảng 6.1 trong bài học) để tính thể tích mol nguyên tử của chúng ở trạng thái rắn. Có nhận xét gì về sự biến đổi thể tích mol nguyên tử với sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm?


Đáp án:

Theo công thức D = M : V ⇒ V = M : D Ta có bảng số liệu sau :

Kim loại Li Na K Rb Cs
Khối lượng riêng D (gam/cm3) 0,53 0,97 0,86 1,53 1,9
Khối lượng mol nguyên tử M(gam) 7 23 39 85 133
Thể tích mol nguyên tử V (cm3) 13,2 23,7 45,35 55,56 70
Bán kính nguyên tử (nm) 0,123 0,157 0,203 0,216 0,235

Từ bảng số liệu ta thấy : bán kính và thể thích mol nguyên tử tăng từ Li  Cs theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về Na2CO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhận định nào sau đây là sai?


Đáp án:
  • Câu A. Dùng dung dịch Na2CO3 để làm mất tính cứng của nước nước cứng toàn phần.

  • Câu B. Na2CO3 là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng.

  • Câu C. Dùng dung dịch Na2CO3 để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.

  • Câu D. Na2CO3 là nguyên liệu chính dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.

Xem đáp án và giải thích
Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là


Đáp án:

2H2O2 -MnO2→ O2 + 2H2O

nO2 = 1,5.10-4(mol) ⇒ nH2O2 = 3.10-4

Tốc độ của chất phản ứng tính theo H2O2 là: 

Xem đáp án và giải thích
Chứng minh glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau bằng phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau?


Đáp án:
  • Câu A. Thực hiện phản ứng tráng bạc.

  • Câu B. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.

  • Câu C. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.

  • Câu D. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh lam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…