Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
Câu A. 0,015
Câu B. 0,020
Câu C. 0,010 Đáp án đúng
Câu D. 0,030.
Nhỏ từ từ 0,03 mol HCl vào 0,02 mol Na2CO3 và 0,02 mol NaHCO3 thì trước tiên có phản ứng: H+ + CO32- --> HCO3- , (1) 0,02 0,02 0,02 ; H+ + HCO3- --> CO2 + H2O (2); 0,01 0,04 0,01 ; Từ (1) suy ra: nH+(1) = nCO32- = 0,02 mol; => nHCl còn lại = 0,03 - 0,02 = 0,01 mol; nHCO3- = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol; Từ (2) suy ra sau phản ứng (2) HCO3- dư, H+ hết nên số mol CO2 tính theo HCl: => nCO2 = nHCl = 0,01 mol;
Câu A. 2
Câu B. 4
Câu C. 3
Câu D. 1
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:
a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:
Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.
Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và và CH3COONa
Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.
CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH-
CH3COO- + HOH ⇄ CH3COOH + OH-
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
- Cho nước brom vào các mẫu thử:
+ Xuất hiện kết tủa trắng là của C6H5NH2.
PT: C6H5NH2 + Br2 → C6H2(NH2)Br3 + 3HBr
+ Mất màu dung dịch Br2 là CH3-CHO.
CH3-CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr
- Dùng Cu(OH)2 cho vào 2 mẫu thử còn lại
+ nhận biết được glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O
+ Còn lại là: CH3-CH(NH2)-COOH
Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng: Khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín?
Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy kín nút, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần đi rồi tắt. Nguyên nhân là vì khi nến cháy, lượng oxi trong bình giảm dần rồi hết, khi đó nến sẽ tắt đi.
Trung hòa hoàn toàn 12 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 26,6 gam muối. Amin có công thức là
Xét amin 2 chức: R(NH2)2 + 2HCl → R(NH3Cl)2
nX = 0,5nHCl = [0,5.(26,6 - 12)] : 36,5 = 0,2 mol
M = 12 : 0,2 = 60
⇒ R +16.2 =60 ⇒R = 28 (C2H4) ⇒ X : C2H4(NH2)2
a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích.
c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?
a) Tinh thể ion: NaCl; MgO; CsBr; CsCl.
Tinh thể nguyên tử: Kim cương.
Tinh thể phân tử: Băng phiến, iot, nước đá, cacbon đioxit.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy: Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn,khó bay hơi,khó nóng chảy.
Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn, vì vậy tinh thể nguyen tử đều bền vững, khá cững, khó nóng chảy, khó bay hơi.
Trong tinh thể phân tử các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vây tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
c) Không có tinh thể nào có thể dẫn điện ở trạng thái rắn. Tinh thể dẫn điện được nóng chảy và khi hòa tan trong nước là: tinh thể ion.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet