Thuỷ phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (các khí đo ở đktc). Số công thức cấu tạo thoả mãn của X là
Câu A. 8
Câu B. 12
Câu C. 4 Đáp án đúng
Câu D. 6
Trong không khí có: nO2 =0,525 mol; nN2 = 2,1 mol; nN2 sau pư = 2,2 mol; => n(tạo ra) = 0,1 mol; Hỗn hợp 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có công thức chung là: CnH2n+1O2N + (1,5n - 0,75)O2 --> nCO2 + (n + 0,5)CO2 + 0,5N2, 0,525 mol 0,1 mol; => 0,525.0,5 = 0,1.(1,5n - 0,75); => n = 2,25; => 2 amino axit là H2NCH2COOH(Gly) và CH3CH(NH2)-COOH(Ala) với số mol lần lượt là x => x + y = 2nN2 = 0,2 mol; nO2 = 2,25x + 3,75y = 0,525; => x = 0,15; y = 0,05 ; => x : y = 3 : 1; Vậy tetrapeptit có 3Gly và 1Ala => Số peptit thỏa mãn là: 4
Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau :
1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe
2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe
3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb
Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa
Biết rằng : Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V
Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V
Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V
1, EoFe-Pb = EoPb2+/Pb - EoFe2+/Fe = -0,13 – (-0,44) = +0,31 V
2, EoFe-Ag= EoAg+/Ag - EoFe2+/Fe = +0,8 – (-0,44) = + 1,24 V
3, EoPb-Ag= EoAg+/Ag - EoPb2+/Pb = +0,8 – (-0,13) = +0,93 V
Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ:
1. Oxit
a) Oxit bazơ + ... → bazơ
b) Oxit bazơ + ... → muối + nước
c) Oxit axit + ... → axit
d) Oxit axit + ... → muối + nước
2. Bazơ
a) Bazơ + ... → muối + nước
b) Bazơ + ... → muối + nước
c) Bazơ + ... → muối + bazơ
d) Bazơ oxit bazơ + nước
e) Oxit axit + oxit bazơ → ...
3. Axit
a) Axit + ... → muối + hiđro
b) Axit + ... → muối + nước
c) Axit + ... → muối + nước
d) Axit + ... → muối + axit
4. Muối
a) Muối + ... → axit + muối
b) Muối + ... → muối + bazơ
c) Muối + ... → muối + muối
d) Muối + ... → muối + kim loại
e) Muối ... + ...
1. Oxit
a) CaO + H2O → Ca(OH)2
b) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
c) SO3 + H2O → H2SO4
d) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
e) CaO + CO2 → CaCO3
2. Bazơ
a) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
b) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
c) 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
d) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
3. Axit
a) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 ↑
b) H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 (ít tan) + 2H2O
c) 2HNO3 + CaO → Ca(NO3)2 + H2O
d) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
4. Muối
a) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
b) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
c) AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3
d) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
e) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑ .
a. Vì sao chất béo không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu vơ không phân cực.
b. So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi triglixerit chứa các gốc axit béo no và triglixerit chứa các gốc axit béo không no.
a. Chất béo là các chất hữu cơ không phân cực nên tan được trong các dung môi không phân cực và không tan được trong các dung môi phân cực như nước.
b. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các triglixerit chứa các gốc axit béo no cao hơn các triglixerit chứa các gốc axit béo không no
Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO(đktc). Tìm M?
Câu A. 2,88 gam
Câu B. 2,56 gam
Câu C. 4,04 gam
Câu D. 3,84 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB