Dây tóc trong bóng đèn nóng đỏ và phát sang mỗi khi có dòng điện đi qua. Trường hợp bóng đèn bị nứt và không khí (có khí oxi) chui vào bên trong thì dây tóc bị cháy khi bật công tắc điện. (Xem lại bài tập 2.2 về dây tóc trong dây điện). Hãy phân tích và chỉ ra khi nào xảy ra hiện tượng vật lí, khi nào xảy ra hiện tượng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dây tóc trong bóng đèn nóng đỏ và phát sang mỗi khi có dòng điện đi qua. Trường hợp bóng đèn bị nứt và không khí (có khí oxi) chui vào bên trong thì dây tóc bị cháy khi bật công tắc điện. (Xem lại bài tập 2.2 về dây tóc trong dây điện).

   Hãy phân tích và chỉ ra khi nào xảy ra hiện tượng vật lí, khi nào xảy ra hiện tượng hóa học.


Đáp án:

- Khi dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn điện nóng đỏ phát sang. Đó là hiện tượng vật lí.

 - Khi bóng đèn điện nứt và không khí chui vào bên trong thì dây tóc bóng đèn bị cháy khi bật công tắc điện. Đó là hiện tượng hóa học.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết tường trình 1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo 2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot. 3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết tường trình

1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo

2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot.

3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.


Đáp án:

1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo

TN: Điều chế nước Clo bằng cách: Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4

Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dd HCl đậm đặc. Khí thu được dẫn vào ống nghiệm có sẵn khoảng 5ml nước cất (đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su)

- Rót vào 1 ống nghiệm khác khoảng 1ml dd NaBr, nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước clo mới điều chế được.

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Có khí màu nâu đỏ thoát ra sau phản ứng.

Phương trình phản ứng: 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2.

Giải thích: Cl2 đã oxi hóa NaBr và thu được Br2 có màu nâu đỏ

Kết luận: Tính oxi hóa Cl2 > Br2.

2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot.

Hiện tượng: Sau phản ứng dung dịch có màu cam nhạt

Phương trình phản ứng: 2NaI + Br2 → 2NaBr + I2.

Giải thích: Br2 đã oxi hóa NaI tạo ra dd NaBr và I2

Kết luận: Tính oxi hóa Br2 > I2.

3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.

TN: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml dd hồ tinh bột.

Nhỏ tiếp 1 giọt nước iot vào ống nghiệm.

Đun nóng ống nghiệm sau đó để nguội

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Hồ tinh bột chuyển sang màu xanh. Khi đun nóng → màu xanh biến mất. Để nguội màu xanh hiện ra.

Giải thích: Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.

Vì tinh bột có cấu dạng hình xoăn ốc, các phân tử I2 bị giữ trong ống này tạo phức màu xanh. Khi đun nóng cấu trang xoắn ốc bị phá hủy, các phân tử hồ tinh bột và iot tách nhau nên mất màu xanh, để nguội lại tái tạo dạng ống nên màu xanh xuất hiện trở lại.

 

Xem đáp án và giải thích
Từ Fe, hãy trình bày 3 phương pháp điều chế trực tiếp muối FeSO4. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ Fe, hãy trình bày 3 phương pháp điều chế trực tiếp muối FeSO4. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

  3 phương pháp hóa học điều chế trực tiếp FeSO4 từ Fe là:

    Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

Xem đáp án và giải thích
Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại. Tìm V?


Đáp án:

Fe còn dư nên dung dịch chỉ gồm Fe2+

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

mFe (pư) = 20 – 3,2 = 16,8g => nFe = 0,3 mol

Fe - 2e → Fe2+

N+5 + 3e → N+2 (NO)

BT e => 3nNO = 2nFe = 2. 0,3 = 0,6 mol => nNO = 0,2 mol => V= 4,48l

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhận định nào sau đây là đúng nhất :


Đáp án:
  • Câu A. Phân tử polime do nhiều đơn vị mắt xích tạo thành

  • Câu B. Xenlulozo có thể bị đề polime khi được đun nóng

  • Câu C. Monome và mắt xích trong polime có cấu tạo giống nhau

  • Câu D. Cao su lưu hóa là sản phẩm khi lưu hóa cao su thiên nhiên.

Xem đáp án và giải thích
Lượng khí clo sinh ra khi cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 6,96 gam MnO2 đã oxi hoá kim loại M (thuộc nhóm IIA), tạo ra 7,6 gam muối khan. Xác định kim loại M?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Lượng khí clo sinh ra khi cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 6,96 gam MnO2 đã oxi hoá kim loại M (thuộc nhóm IIA), tạo ra 7,6 gam muối khan. Xác định kim loại M?


Đáp án:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)

M + Cl2 → MCl2 (2)

nMnO2 = 0,08 (mol)

Từ (1) và (2)

nMnO2= nCl2= nMCl2 = 0,08 (mol)

MMCl2= 7,6/0,08 = 95

=>MM= 95 - 71 = 24

Vậy M là Mg

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…