Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg, Al, Fe và Cu trong dung dịch HNO3 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khi phản ứng nhiệt phân kết thúc thu được tối đa bao nhiêu oxit


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4 Đáp án đúng

Giải thích:

{Mg, Cu, Fe, Al + HNO3 → {Mg(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Al(NO3)3 + NaOH → {Mg(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3 →(to) {MgO, CuO, Fe2O3 + H2O. - Lưu ý: + Cho một lượng dư NaOH vào Al3+, ban đầu có kết tủa trắng keo không tan sau đó tan dần và tạo dung dịch trong suốt. + H2O cũng là một oxit vì theo định nghĩa oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi. Vậy có tối đa là 4 oxit .

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vì sao axit nitric đặc lại làm thủng quần áo ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao axit nitric đặc lại làm thủng quần áo ?


Đáp án:

Axit nitric đặc là một dung môi của xenlulozơ. Nếu bỏ một nhúm bông vào axit nitric đặc lắc nhẹ một lúc, nhúm bông sẽ tan hết. Khi axit nitric đặc dính vào quần áo nó sẽ hoà tan xenlulozơ ngay nên sẽ xuất hiện lỗ chỗ các lỗ thủng.Khi bị axit nitric loãng dây và quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngày, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng quần áo. Nếu quần áo bị dây axit nitric cần giặt ngay bằng một lượng lớn nước.

Xem đáp án và giải thích
Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:


Đáp án:
  • Câu A. phi kim mạnh nhất là iot.

  • Câu B. kim loại mạnh nhất là liti.

  • Câu C. phi kim mạnh nhất là flo.

  • Câu D. kim loại yếu nhất là xesi.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau: a. Toluen tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, áp suất cao, đun nóng. b. Đun nóng benzen với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:

a. Toluen tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, áp suất cao, đun nóng.

b. Đun nóng benzen với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Có ba cốc đựng lần lượt: nước mưa, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu. Hãy nhận biết nước đựng trong mỗi cốc bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba cốc đựng lần lượt: nước mưa, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu. Hãy nhận biết nước đựng trong mỗi cốc bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình phản ứng.


Đáp án:

Đun nóng 3 cốc , cốc có kết tủa xuất hiện là cốc có chứa nước cứng tạm thời

Ca(HCO3)2 to → CO2 + CaCO3 + H2O

Mg(HCO3)2 to → CO2 + MgCO3 + H2O

Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào hai mẫu nước còn lại, cốc có kết tủa xuất hiện là cốc nước cứng vĩnh cửu, còn lại là nước mưa (nước mềm)

CO32- + Mg2+ → MgCO3 ↓

CO32- + Ca2+ → CaCO3 ↓

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch?

Đáp án:
  • Câu A. Gly-Ala

  • Câu B. Glyxin.

  • Câu C. Metylamin.

  • Câu D. Metyl fomat.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…