Hòa tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 7,84 lít khí X(đktc); dung dịch Z và 2,54g chất rắn Y. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng muối khan là:
Câu A. 19,025g
Câu B. 31,45g Đáp án đúng
Câu C. 33,99g
Câu D. 56,3g
nH2 = 7,84 : 22,4 = 0,35 mol; 9,14 gam gồm {Cu, Mg, Al + HCl ----> {H2: 0,35 mol, dung dịch Z và rắn Y: 2,54 gam; Chất rắn Y là Cu. => mZ = mMg,Al + mCl- = (9,14 - 2,54) + 2nH2.35,5 = 6,6 + 0,35.71 = 31,45 (gam).
Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: Tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí ( ở đktc) và 1,07g kết tủa
+ Phần 2: Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66g kết tủa
Tính tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X ( quá trình cô cạn chỉ có bay hơi nước)
Phần 1:
0,672l khí là khí NH3; n NH3 = n NH4+ = 0,03 mol
1,07g kết tuả là Fe(OH)3; nFe(OH)3 = nFe3+ = 0,01 mol
Phần 2:
4,66g kết tủa là BaSO4; nBaSO4 = n SO42- = 0,02 mol
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
nCl- = 3nFe3+ + nNH4+ - 2nSO42- = 0,03 + 0,03 – 0,04 = 0,02 mol
mmuối = 2.(56.0,01 + 0,03.18 + 0,02.96 + 0,02.35,5) = 7,46g
Amino axit X có CT dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 1,5 g X tác dụng với HCl dư thu được 2,23 g muối. Xác định tên gọi của X?
Phản ứng: H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH
⇒ Bảo toàn khối lượng: mmuối – mX = mHCl = 2,23 – 1,5 = 0,73 g
⇒ nX = nHCl = 0,02 mol
⇒ MX = R + 61 = 75 ⇒ R = 14 (CH2)
⇒ X là H2N-CH2-COOH (Glyxin)
Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3.
a) Hãy cho biết tân hóa học của những phân bón nói trên.
b) Hãy sắp xếp nững phân bón này thành hia nhóm phân bón đơn và phân bón kép.
c) Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK?
a) Tên hóa học của phân bón: KCl: Kali clorua; NH4NO3: Amoni nitrat; NH4Cl: Amoni clorua; (NH4)2SO4: Amoni sunphat; Ca3(PO4)2: Canxi photphat; Ca(H2PO4)2: Canxi đihiđrophotphat; (NH4)2HPO4: Điamoni hiđrophotphat; KNO3: Kali nitrat.
b) Hai nhóm phân bón:
– Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2.
– Phân bón kép: (NH4)2HPO4, KNO3.
c) Phân bón kép NPK: Trộn các phân bón NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl theo tỉ lệ thích hợp, được phân bón NPK.
Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
nH2 = 1/2 = 0,5 mol;
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nMg = x; nFe = y.
nH2 = x + y = 0,5 mol.
mhh = 24x + 56y = 20g.
Giải hệ phương trình ta có x = y =0,25 mol.
mMgCl2 = 0, 25 × 95 = 23,75g.
mFeCl2 = 0,25 × 127 = 31,75g
Khối lượng muối clorua = 23,75 + 31,75= 55,5
Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?
Câu A. Saccarozơ
Câu B. Fructozơ
Câu C. Glucozơ
Câu D. Amilopectin
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet