Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 15, Z = 17, Z = 20, Z = 21, Z = 31.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 15, Z = 17, Z = 20, Z = 21, Z = 31.


Đáp án:

Cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố có:

Z = 15: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3

Z = 17: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

Z = 20: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

Z = 21: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2

Z = 31: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p1

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra: a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. b) Dung dịch có màu xanh lam. c) Dung dịch có màu vàng nâu. d) Dung dịch không có màu. Viết các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b) Dung dịch có màu xanh lam.

c) Dung dịch có màu vàng nâu.

d) Dung dịch không có màu.

Viết các phương trình phản ứng.


Đáp án:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch CuCl2.

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch FeCl3.

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Hoặc Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d) Dung dịch không màu là các dung dịch MgCl2, AlCl3.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

 

Xem đáp án và giải thích
a) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: - Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3). - Lưu huỳnh đioxit + nước → Axit sunfurơ (H2SO3). - Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + H2. - Điphotpho pentaoxit + nước → Axit photphoric (H3PO4). - Chì (II) oxit + hiđro → Chì (Pb) + H2O. b) Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 a) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

- Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3).

- Lưu huỳnh đioxit + nước → Axit sunfurơ (H2SO3).

- Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + H2.

- Điphotpho pentaoxit + nước → Axit photphoric (H3PO4).

- Chì (II) oxit + hiđro → Chì (Pb) + H2O.

b) Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng:

CO2 + H2O → H2CO3 (1).

SO2 + H2O → H2SO3 (2).

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (3).

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (4).

PbO + H2 → Pb + H2O (5).

b) - Phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng kết hợp vì một chất mới tạo từ nhiều chất.

- Phản ứng (3) và (5) là phản ứng thế và đồng thời phản ứng (5) là phản ứng oxi hóa khử.

Xem đáp án và giải thích
Dây tóc trong bóng đèn nóng đỏ và phát sang mỗi khi có dòng điện đi qua. Trường hợp bóng đèn bị nứt và không khí (có khí oxi) chui vào bên trong thì dây tóc bị cháy khi bật công tắc điện. (Xem lại bài tập 2.2 về dây tóc trong dây điện). Hãy phân tích và chỉ ra khi nào xảy ra hiện tượng vật lí, khi nào xảy ra hiện tượng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dây tóc trong bóng đèn nóng đỏ và phát sang mỗi khi có dòng điện đi qua. Trường hợp bóng đèn bị nứt và không khí (có khí oxi) chui vào bên trong thì dây tóc bị cháy khi bật công tắc điện. (Xem lại bài tập 2.2 về dây tóc trong dây điện).

   Hãy phân tích và chỉ ra khi nào xảy ra hiện tượng vật lí, khi nào xảy ra hiện tượng hóa học.


Đáp án:

- Khi dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn điện nóng đỏ phát sang. Đó là hiện tượng vật lí.

 - Khi bóng đèn điện nứt và không khí chui vào bên trong thì dây tóc bóng đèn bị cháy khi bật công tắc điện. Đó là hiện tượng hóa học.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, CuO và Fe2O3 (trong X nguyên tố oxi chiếm 15,2% về khối lượng) vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,54 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chứa 1,8m gam hỗn hợp muối (gồm Fe2(SO4)3, CuSO4) và 1,08 mol hỗn hợp khí gồm CO2, SO2. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, CuO và Fe2O3 (trong X nguyên tố oxi chiếm 15,2% về khối lượng) vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,54 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chứa 1,8m gam hỗn hợp muối (gồm Fe2(SO4)3, CuSO4) và 1,08 mol hỗn hợp khí gồm CO2, SO2. Giá trị của m


Đáp án:

Giải

Ta có: FeS2 : x mol, FeCO3: y mol, CuO: z mol và Fe2O3: t mol

Áp suất giảm 10% →  số mol khí giảm 10% = 0,54.10% = 0,054 mol

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

x-------11/4x---------------------2x

4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2

y    →     y/4                     →  y mol

→ n khí giảm = nO2 pư - (nSO2 + nCO2)= 11/4x + y/4 - (2x + y) = 0,054

→ x - y = 0,072 (1)

Khi pư với H2SO4 đặc ta có:

BTNT C → nCO2 = y mol

BT e → nSO2 = (15x +y)/2 mol

→ n khí = y + (15x + y)/2 = 1,08 mol

→ 15x + 3y = 2,16 (2)

Từ 1, 2 => x = 0,132 và y = 0,06

m = 120.0,132 +116.0,06 +80z +160t = 22.8+ 80z +160t → m - 80z - 160t  = 22,8

 %mO = 16(3.0,06 + z + 3t) = 0,152m →  0,152m - 16z - 48t = 2,88

 BTNTFe, Cu → 400.(0,132 + 0,06 + 2t)/2 + 160z = 1,8m

→ 200(0,132 + 0,06 + 2t) + 160z = 1,8

→ 1,8m - 160z - 400t = 38,4

→ m = 30g; z = 0,06; t = 0,015

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm có sẵn một dung dịch NaCl. Bằng phương pháp thực nghiệm, em hãy xác định dung dịch NaCl này là bão hòa hay chưa bão hòa. Trình bày cách làm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm có sẵn một dung dịch NaCl. Bằng phương pháp thực nghiệm, em hãy xác định dung dịch NaCl này là bão hòa hay chưa bão hòa. Trình bày cách làm.

 

Đáp án:

  Ta lấy khoảng 50ml dung dịch NaCl cho vào bình chứa. Cân khoảng 1g NaCl tinh khiết cho vào bình đựng dung dịch NaCl và lắc kỹ 1 thời gian. Nếu:

   - Có hiện tượng NaCl bị hóa tan 1 ít hoặc hoàn toàn, ta kết luận dung dich ban đầu chưa bão hòa ở nhiệt độ thường.

   - Không thấy hiện tượng gì xảy ra, ta kết luận dung dịch NaCl ban đầu đã bão hòa ở nhiệt độ phòng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…